TIN TỨC
Trang chủ » Góc tham khảo » So sánh trần nhôm và trần thạch cao với 13 tiêu chí
Categories: Góc tham khảo

So sánh trần nhôm và trần thạch cao với 13 tiêu chí

Trần nhôm và trần thạch cao là 2 cái tên quen thuộc và phổ biến trong các loại trần trên thị trường hiện nay. Hai loại trần này được lắp đặt và ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau. Nhưng giữa 2 loại trần, loại nào sẽ phù hợp và tối ưu với công trình của bạn hơn. Cùng so sánh trần nhôm và trần thạch cao để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

1. So sánh trần nhôm và trần thạch cao

Để người dùng có cái nhìn khách quan nhất giữa trần nhôm và trần thạch cao, đồng thời dễ dàng hơn trong việc ra quyết định nên làm trần nhôm hay thạch cao. Nhôm Việt Dũng sẽ so sánh 2 loại trần này với 13 tiêu chí sau:

1.1. Cấu tạo

Trần nhôm được cấu thành từ vật liệu chính là các tấm nhôm cùng các thành phần đi kèm bao gồm khung xương, ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc. Trong khi đó, trần thạch cao lại một hệ thống bao gồm các tấm thạch cao đi kèm với khung xương thạch cao kết hợp với lớp sơn bả.

Dưới đây là bảng so sánh trần nhôm và trần thạch cao về các loại vật liệu đi kèm. Mời bạn đọc tham khảo:

Trần nhôm Trần thạch cao
Các tấm trần nhôm có độ dày từ 0.5 đến 0.8mm Các tấm trần thạch cao có độ dày từ 9mm đến 12,7mm
Khung xương tiêu chuẩn tạo hình và nâng đỡ toàn bộ trần Khung xương thạch cao có chức năng tạo hình cho trần nhà vừa là điểm tựa cho các tấm thạch cao
Ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc cố định các tấm trần Toàn bộ trần được cố định và liên kết với khung xương bởi các vít
Lớp sơn tĩnh điện được phủ bên ngoài vừa tăng tính thẩm mỹ vừa mang lại nhiều khả năng cho tấm trần nhôm Lớp sơn bả được phủ bên ngoài tấm trần thạch cao tạo bề mặt láng mịn cho không gian sử dụng

Bản vẽ cấu tạo của tấm nhôm trần

Bản vẽ cấu tạo của trần nhôm

Quá trình thi công trần nhôm thực tế

Quá trình thi công trần nhôm thực tế

Trần thạch cao được mô tả trên bản vẽ

Trần thạch cao được mô tả trên bản vẽ

Thi công trần thạch cao thực tế

Thi công trần thạch cao thực tế

Nhìn chung, trần nhôm và trần thạch cao đều cần dùng đến hệ khung xương để nâng đỡ và tạo hình.

Tuy vậy, trong khi trần thạch cao chỉ sử dụng các tấm thạch cao và những chiếc vít chuyên dụng để cố định, trần nhôm được cấu tạo bởi những tấm hợp kim nhôm siêu bền liên kết chặt chẽ với ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc nên tuổi thọ của trần nhôm vượt trội hơn trần thạch cao.

Xem thêm:

1.2. Trọng lượng của trần nhôm và trần thạch cao

Một tấm trần nhôm có trọng lượng chỉ khoảng <2kg/m2, còn đối với trần thạch cao con số có thể lên tới 6.7 kg/m2. Như vậy, tấm trần nhôm nhẹ hơn tấm trần thạch cao từ 4.5 kg/m2 đến 4.7 kg/m2. Có sự chênh lệch đáng kể này là do nhôm là một đơn chất còn thạch cao là một hợp chất được cấu thành từ các tinh thể hạt, bột,…

Nhờ trọng lượng nhẹ, những tấm trần nhôm sẽ làm giảm áp lực lên công trình, hạn chế các trường hợp công trình bị sụt lún. Đồng thời, với trọng lượng này, người thợ dễ dàng mang vác, vận chuyển tấm trần nhôm hơn, từ đó, đẩy nhanh tiến độ thi công.

1.3. So sánh độ bền của trần nhôm và trần thạch cao

So sánh trần nhôm và trần thạch cao về độ bền, chúng ta có thể thấy độ bền của tấm trần nhôm cao hơn tấm trần thạch cao. Cụ thể:

Tấm trần nhôm có thời gian sử dụng kéo dài lên tới 15 – 30 năm do trần nhôm có kết cấu từ loại hợp kim nhôm siêu bền, có khả năng kháng lực, chống cháy, hạn chế tình trạng oxy hóa, chống mối mọt.

Trong khi đó, độ bền của trần thạch cao chỉ khoảng 8 năm – 15 năm bởi thạch cao mang tính chất của bột với khả năng hút ẩm kém, dễ bị nấm mốc, mối mọt tấn công gây nứt gãy công trình. Hơn nữa, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam, độ bền của trần thạch cao cũng sẽ không được như mong muốn bởi không khí ẩm gây mục nát cho kết cấu của thạch cao.

Nhờ độ bền vượt trội của mình, trần nhôm giúp người dùng hạn chế được tối đa các vấn đề mục nát, dễ hỏng hóc, từ đó, tiết kiệm chi phí và thời gian tu sửa, thay mới.

1.4. Mẫu mã và tính thẩm mỹ

Trần thạch cao đa dạng mẫu mã hơn trần nhôm bởi với trần thạch cao, khách hàng có thể tùy chỉnh màu sắc theo mong muốn. Trần nhôm thì được sản xuất với các màu sắc tiêu biểu như màu trắng, bạc,…

Vì vậy, trần nhôm sẽ phù hợp với những công trình theo xu hướng thiết kế hiện đại, lấy màu trắng làm chủ đạo, dành cho nhà hàng tổ chức tiệc cưới, showroom trưng bày, bảo tàng… Còn trần thạch cao thì có thể ứng dụng ở đa dạng các phong cách thiết kế hơn như thiết kế phòng trà, quán ăn, nhà hát… .

Trần thạch cao đa dạng mẫu mã hơn trần nhôm

Để nói về sự đa dạng màu sắc giữa trần nhôm và trần thạch cao thì trần thạch cao đang chiếm ưu thế hơn cả

Màu sắc tiêu biểu của trần nhôm là màu trắng phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại

Màu sắc tiêu biểu của trần nhôm là màu trắng phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại

1.5. So sánh trần nhôm và trần thạch cao về khả năng chịu nước

Trần nhôm không thấm nước và có khả năng chịu nước tốt hơn trần thạch cao khi đặt lên bàn cân so sánh trần nhôm và trần thạch cao. Có sự khác biệt này là do những tấm nhôm được sản xuất từ nguyên liệu chính là nhôm – kim loại chống thấm nước cực cao. Trong khi đó, trần thạch cao lại sử dụng loại bột thạch cao có đặc tính hút nước cực mạnh.

Ở điều kiện khí hậu có độ ẩm luôn dương, các công trình xây dựng từ thạch cao sẽ rất dễ bị ngấm nước, ẩm ướt. Việc này gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình, có thể xuất hiện một số tình trạng bị thấm dột nguy hiểm đến người sử dụng.

Vậy nên, trần thạch cao sẽ thích hợp thi công các công trình trong nhà như phòng ngủ, khu trung tâm thương mại,…hạn chế những công trình như mái vòm che bể bơi, nhà để xe… .

Trần thạch cao có khả năng chống ẩm kém hơn

Giữa trần nhôm và trần thạch cao thì trần thạch cao có khả năng chống ẩm kém hơn

Tuy nhiên, với trần nhôm được cấu tạo từ hợp kim nhôm cao cấp kết hợp với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài giúp hạn chế được tối đa các ảnh hưởng từ môi trường lên công trình, thích hợp lắp đặt tại các công trình như phòng tắm, vệ sinh, bếp ăn, xông hơi, massage…

Khả năng chịu nước vượt trội của tấm nhôm trần được ứng dụng ở nhiều loại công trình trong nhà và ngoài trời

Khả năng chịu nước vượt trội của trần nhôm được ứng dụng ở nhiều loại công trình trong nhà và ngoài trời

1.6. Khả năng chống cháy

Trần nhôm có khả năng chống cháy kém hơn. Cụ thể, trần thạch cao có thể chịu được ngưỡng nhiệt độ là 12.000 độ C do sản phẩm mang tính chất hóa học của bột thạch cao có nhiệt độ nóng chảy cao. Trong khi đó, các hợp kim nhôm cấu tạo nên tấm trần nhôm chỉ chịu được mức nhiệt ở trên 1000 độ C.

Tuy vậy, trần nhôm vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu chống cháy cơ bản của người sử dụng, sẽ thích hợp xây dựng ở các công trình như nhà ở, showroom, khách sạn,…Trần thạch cao được ứng dụng nhiều hơn ở các công trình như nhà bếp. chung cư,…

1.7. Khả năng cách âm – chống ồn của trần nhôm và trần thạch cao

Khả năng chống ồn của trần thạch cao tốt hơn. Nhờ cấu tạo chính từ thạch cao, kết cấu đặc, tấm trần thạch cao có khả năng chống ồn lên đến 49 dB, nên được ứng dụng trong các công trình chịu nhiều tác động của tiếng ồn như: trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, phân xưởng.

Trần thạch cao có khả năng chống ồn tốt hơn lên đến 49 dB

Giữa trần nhôm và trần thạch cao thì trần thạch cao có khả năng chống ồn tốt hơn khả năng chống ồn lên đến 49 dB

Trần nhôm cũng có khả năng tiêu âm, chống ồn nhưng dễ bị dội ngược lại âm khi ở phòng kín. Tuy nhiên, có loại trần nhôm tiêu âm hay trần nhôm đục lỗ có đường kính 1.8 mm hoặc 2.3 mm thì có khả năng cách âm không thua kém trần thạch cao. Khả năng này của trần nhôm thích hợp để lắp đặt tại các nhà hát, sảnh chờ của các nhà hàng, khách sạn… .

Khả năng chống ồn, tiêu âm của tấm nhôm nhờ vào những chiếc lỗ trên bề mặt

Khả năng chống ồn, tiêu âm của trần nhôm nhờ vào những chiếc lỗ trên bề mặt

1.8. Khả năng cách nhiệt – chống nóng

So sánh trần nhôm và trần thạch cao về khả năng cách nhiệt – chông nóng có thể thấy như sau:

Trần thạch cao chống nóng tốt hơn trần nhôm bởi nhiệt độ nóng chảy của thạch cao là 140 độ C còn trần nhôm chỉ từ -50 độ C đến +80 độ. Nếu vượt qua mức nhiệt này trần nhôm sẽ dễ bị biến dạng, co rút lại.

Vì vậy, trần nhôm sẽ rất thích hợp lắp đặt tại các công trình yêu cầu sự thoáng mát cho không gian sinh hoạt, làm việc như văn phòng công ty, nhà ở, các phòng nghỉ gác mái… .Trong khi đó, trần thạch cao được ứng dụng nhiều hơn ở các khu vực như nhà kho dụng cụ, lán gửi xe,…

1.9. Khả năng chống mối mọt của trần nhôm và trần thạch cao

Trần nhôm có khả năng chống mối mọt tối ưu hơn trần thạch cao. Khác với những vật liệu như thạch cao dễ bị ẩm mốc ẩn chứa mầm bệnh, khi được kết hợp với lớp sơn tĩnh điện, trần nhôm còn có khả năng chống mối mọt cực tốt.

Nhờ ưu điểm vượt trội này, tấm trần nhôm rất được ưa chuộng cho công trình lớn và yêu cầu quy trình vệ sinh chặt chẽ như bệnh viện, trường học. Còn trần thạch cao sẽ thích hợp với những công trình dân dụng hơn như nhà ở, khu dân cư,…

1.10. Độ an toàn cho sức khỏe con người

Trần nhôm an toàn cho sức khỏe người dùng hơn. Có sự khác biệt này là do lớp sơn bên ngoài trần thạch cao chứa một số loại chất nguy hiểm như thủy ngân, chì,… Ngược lại, lớp sơn tĩnh điện của trần nhôm luôn được sản xuất đạt chuẩn, không chứa bất kỳ yếu tố nào gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Tính an toàn của trần nhôm được ứng dụng ở mọi công trình

Tính an toàn của trần nhôm được ứng dụng ở mọi công trình

Khi sử dụng trần nhôm, người dùng sẽ không cần lo ngại đến các vấn đề sức khỏe. Nhờ ưu điểm này nên trần nhôm thường được ứng dụng để xây dựng các công trình yêu cầu về y tế cao như bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc,…

1.10. Thời gian thi công

Có thể thấy thời gian thi công của tấm nhôm ít khi so sánh trần nhôm và trần thạch cao. Thời gian thi công trần thạch cao là 10-12 ngày, ở trần nhôm là 8-10 ngày, ít hơn khoảng 2 ngày so với trần nhôm. Do tấm trần nhôm có trọng lượng nhẹ và thiết kế dạng tấm nên rất dễ dàng di chuyển, còn trần thạch cao với trọng lượng nặng, cồng kềnh gây tốn thời gian và sức lực hơn.

Hơn nữa, tấm trần nhôm chỉ cần thực hiện một vài thao tác lắp ghép đơn giản để hoàn thiện, từ đó, giúp các chủ thầu tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhân công.

Thời gian thi công của tấm nhôm ít hơn so với trần thạch cao

Thời gian thi công của tấm nhôm ít hơn so với trần thạch cao

1.11. Bảo trì và bảo dưỡng

Trần nhôm ít cần bảo trì bảo dưỡng hơn vì trần nhôm được làm từ hợp kim nhôm có tính chống ẩm hạn chế được tình trạng mọc rêu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngược lại, trần thạch cao dễ bị bám bụi bẩn, dễ bị ẩm mốc hơn nên thường xuyên phải vệ sinh, nếu không sẽ dẫn đến trường hợp bị mục nát, nứt gãy.

1.13. Tính ứng dụng của trần nhôm và trần thạch cao

Tấm trần nhôm có thể ứng dụng linh hoạt ở cả công trình trong nhà và ngoài trời bởi hợp kim nhôm có khả năng chống oxy hóa, chịu nước và không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết khắc nghiệt cùng khả năng biến hóa thiết kế để phù hợp với từng công trình.

Trần nhôm có thể ứng dụng trong các công trình ngoài trời và trong nhà như mái che bể bơi, nhà để xe, bảo tàng, khu trưng bày…Còn trần thạch cao sẽ bị giới hạn khu vực ứng dụng chỉ ở trong nhà như các cửa hàng, showroom, công ty,…

1.13. Giá thành

So sánh trần nhôm và trần thạch cao về giá thành có thể nhận thấy trần nhôm có giá đắt hơn trần thạch cao. Cụ thể người dùng sẽ phải bỏ ra khoảng từ 220.000đ/m2 – 600.000đ/m2 để lắp đặt trần nhôm. Và sẽ giảm còn 130.000đ/m2 nếu sử dụng trần thạch cao.

Mặc dù, giá thành của trần nhôm có thể cao hơn giá những tấm trần thạch cao từ 3 đến 4 lần nhưng độ bền cao của tấm trần nhôm sẽ hạn chế những tình trạng mục nát trong quá trình sử dụng, giúp chi phí cho việc tu sửa, bảo dưỡng.

Từ những thông tin trên, ta có thể tổng kết một số khác biệt giữa 2 loại trần để đưa ra quyết định nên làm trần nhôm hay thạch cao dựa trên các tiêu thức sau:

Các tiêu chí

Trần nhôm

Trần thạch cao

Cấu tạo Các tấm trần nhôm, cùng khung xương, ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc

=> Vững chắc hơn

Tấm thạch cao, khung xương thạch cao, lớp sơn bả kết hợp

=> Kém vững chắc hơn

Trọng lượng < 2 kg/m2 => Trần nhôm có trọng lượng nhẹ hơn 6.5 kg/m2 – 6.7 kg/m2

=> Trần thạch cao có trọng lượng nặng hơn

Độ bền 15 – 30 năm 8 năm – 15 năm
Mẫu mã và tính thẩm mỹ Có những màu sắc tiêu biểu như trắng, bạc,… Được lựa chọn nhiều màu sơn
Khả năng chịu nước Sử dụng được ở độ ẩm từ 80% – 100% Chỉ sử dụng được ở độ ẩm khoảng 60%
Khả năng chống cháy Chịu được mức nhiệt 1000 độ C Chịu được mức nhiệt lên tới 12.000 độ C
Khả năng cách âm Kém hơn khoảng dưới 45 dB Tốt hơn lên tới 49 dB
Khả năng cách nhiệt Chịu được nhiệt độ là 1000 độ C Chịu được nhiệt độ là 12.000 độ C
Khả năng chống mối mọt Mang tính chất của hợp kim nhôm kháng khuẩn tốt Không có khả năng chống mối mọt cao
Độ an toàn cho sức khỏe Lớp sơn tĩnh điện không chứa chất độc hại Sử dụng lớp sơn bả độc hại
Thời gian thi công Những thực hiện thi công nhanh chóng

=> Rút ngắn thời gian thi công còn 8 – 10 ngày

Khá cồng kềnh trong việc di chuyển

=> Tăng thời gian thi công 10 – 12 ngày

Bảo trì và bảo dưỡng Hạn chế tối đa chi phí cho việc bảo dưỡng, bảo trì Cần liên tục bảo dưỡng, bảo trì
Tính ứng dụng Ứng dụng được ở nhiều công trình Ứng dụng được ở nhiều công trình
Giá thành Cao hơn Thấp hơn

2. Nên làm trần nhôm hay trần thạch cao

Với những ưu điểm như khả năng chống ẩm, mối mọt tốt, an toàn cho sức khỏe người dùng và thời gian thi công ngắn, tấm trần nhôm thích hợp sử dụng trong các công trình xây dựng cao cấp như biệt thự, nhà hàng, siêu thị, chung cư,…

Còn với khả năng chống ẩm đỉnh cao, cách nhiệt, chống ồn tốt của tấm trần thạch cao sẽ thích hợp để ứng dụng trong các công trình như nhà tắm, phòng bếp, bệnh viện, showroom… .

Để đưa ra quyết định nên làm trần nhôm hay thạch cao, khách hàng cần cân nhắc dựa trên các yếu tố như: Diện tích công trình thi công, sở thích cá nhân, tính chất, yêu cầu của công trình (ngoài trời, trong nhà, mức độ cách âm…)

2.1. Trường hợp nên sử dụng trần nhôm

Trần nhôm được đánh giá cao khi ứng dụng trong các dự án sau:

  • Những công trình có kích thước lớn, phẳng
  • Cho những người thích những vật liệu lâu bền
  • Công trình cần cách âm những không yêu cầu quá cao
Ứng dụng của trần nhôm trong công trình

Ứng dụng của trần nhôm trong công trình

2.2. Trường hợp nên sử dụng trần thạch cao

Trần thạch cao nên được ứng dụng ở các dự án sau

  • Các công trình cần cách nhiệt
  • Những công trình có độ ẩm cao
Ứng dụng của tấm trần thạch cao

Ứng dụng của trần thạch cao

Xem thêm: So sánh trần nhôm và trần nhựa: Loại nào tốt hơn

Qua các thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu được những sự tương đồng và khác biệt giữa trần nhôm và trần thạch cao để đưa ra lựa chọn sáng suốt và phù hợp nhất với tài chính và mục tiêu sử dụng của từng công trình.

*Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ nhà sản xuất để được tư vấn chính xác nhất.

Share
Bình luận

BÀI VIẾT KHÁC