TIN TỨC
Trang chủ » Góc tham khảo » Hướng dẫn 8 bước thi công trần nhôm nhà vệ sinh từ kỹ sư lâu năm
Categories: Góc tham khảo

Hướng dẫn 8 bước thi công trần nhôm nhà vệ sinh từ kỹ sư lâu năm

So với trần nhôm cho các vị trí khác như phòng khách, sảnh,…, việc thi công cho nhà vệ sinh không quá khác biệt. Tuy nhiên, có một số lưu ý quan trọng trong quá trình thi công trần nhôm nhà vệ sinh để đảm bảo khả năng cách âm, giảm mùi và chống ẩm mốc. Trong bài viết dưới đây, Nhôm Việt Dũng sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách thi công trần nhà vệ sinh, nhà tắm, WC bằng nhôm nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Bước 1. Chuẩn bị trước khi thi công

Để quá trình thi công hoàn thiện được hiệu quả, nhanh chóng và đúng kỹ thuật nhất, trước khi đi vào quá trình lắp đặt, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:

Vật dụng Mục đích dùng
Vật dụng bảo hộ lao động Đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ thi công
Máy khoan bê tông Sử dụng để khoan các thanh xương khung trần lên trần bê tông, đảm bảo độ bám chặt
Máy bắn vít Dùng để bắn chặt các ốc vít giữa các thanh, khung xương hoặc giữa khung xương với mái nhà
Ổ cắm điện Cung cấp nguồn điện cho các máy móc và thiết bị điện khác trong quá trình thi công.
Bộ phụ kiện trần nhôm như xương cài, móc treo, tigen, dây thép treo, nở sắt đóng, phào trần. Là các phụ kiện đi kèm đảm bảo hoàn thiện quá trình lắp đặt.
Tấm trần nhôm Là thành phần chính của trần nhôm, được lắp đặt để tạo nên bề mặt trần
Tài liệu thi công như bản vẽ, hướng dẫn,.. Giúp người thi công hiểu hơn về kết cấu trần và hướng dẫn cách lắp đặt chi tiết, đúng kỹ thuật cho người lắp đặt
Thang Được sử dụng để tiếp cận với phần trần nếu không đủ chiều cao

Ngoài ra, khi chuẩn bị tấm trần nhôm cho nhà vệ sinh, bạn cũng cần lựa chọn thiết kế phù hợp với không gian. Với những thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hẹp, bạn nên ưu tiên dùng tấm nhôm có thiết kế hút mùi như Clip-in, Lay-in, Hook-on,… để giúp không gian được thoáng đãng và trông rộng hơn. Còn với các mẫu nhà tắm, nhà vệ sinh rộng hơn, bạn có thể sử dụng các tấm trần dạng thanh như U, B, Caro,… để tăng chiều rộng và chiều sâu cho không gian.

Ngoài ra, bạn cũng cần chọn đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp. Đồng thời, xuyên suốt quá trình trước, trong và sau khi hoàn thiện, bạn cũng cần theo dõi, giám sát thường xuyên để đảm bảo đúng với bản thiết kế.

Bộ phụ kiện thi công trần nhôm nhà vệ sinh

Bộ phụ kiện thi công trần nhôm nhà vệ sinh

Bước 2: Xác định độ cao trần và gắn các thành viên tường G

Để đo độ cao chính xác trần nhà vệ sinh, đội thợ sẽ sử dụng máy bắn laser và thước mét. Thợ thi công sử dụng máy bắn laser hoặc ống nivo để xác định cao độ của trần nhằm định vị vị trí gắn thanh viền G và chiều cao của trần so với mặt phẳng nhà.

Sau khi đã xác định cao độ trần, thợ thi công sẽ sử dụng máy bắn laser hoặc mực để đánh dấu vị trí gắn thanh viền G trên vách tường. Sau đó, tiếp tục bắn thanh viền G tại vị trí đã xác định. Lúc này, thanh viền G được liên kết với tường bằng vít L nhựa, và khoảng cách giữa các vít được duy trì hợp lý, thường là từ 300 – 500mm.

Lưu ý: 

  • Khi đo độ cao và xác định vị trí thành viền tường, bạn nên vạch số cao độ trần ở dưới tấm trần để thuận tiện trong quá trình quan sát và gắn vít sau này.
  • Không gian nhà vệ sinh nhỏ, vì thế, bạn nên cân nhắc chiều cao hợp lý để hạn chế làm giảm độ cao của trần khiến không gian càng nhỏ hẹp hơn.
Xác định độ cao của trần một cách chính xác để chọn vị trí gắn phù hợp

Xác định độ cao của trần một cách chính xác để chọn vị trí gắn phù hợp

Bước 3: Treo Tyren

Treo Tyren là bước dùng để liên kết chặt chẽ các vật liệu xây dựng với nhau. Để treo Tyren lên trần, thợ thi công trần nhôm nhà vệ sinh tiến hành đo và đánh dấu các điểm cần treo tyren trên trần. Song, bạn cần phải lưu ý khoảng cách giữa các điểm như sau:

  • Khoảng cách thông thường giữa các điểm treo tyren là nhỏ hơn hoặc bằng 1200mm.
  • Điểm treo tyren đầu tiên từ vách tường thường có khoảng cách là 300mm.

Đối với trần bê tông, thợ thi công có thể sử dụng khoan bê tông để khoan lỗ trực tiếp lên trần tại các điểm đã đánh dấu để đảm bảo sự chắc chắn và ổn định. Sau đó, thợ thi công sẽ lắp các tyren vào ticke sắt đã được đóng sẵn trên trần và cố định bằng đai ốc M6.

Đánh dấu diểm và treo tyren lên trần nhà

Đánh dấu diểm và treo tyren lên trần nhà

Bước 4: Làm khung xương C38 để treo trần

Khung xương C38 được sử dụng làm hệ treo cho trần nhôm và có vai trò tạo giá đỡ và gắn liền với khung xương A. Khi lắp đặt, thợ thi công sẽ hướng khung xương C38 sao cho trùng với hướng của các điểm treo tyren đã xác định trước đó. Thanh xương C38 được treo vào các điểm treo với khoảng cách quy định và liên kết với móc treo C38.

Sau đó, móc C38 sẽ được liên kết với tyren bằng cách sử dụng hai đai ốc hãm M6. Tiếp theo, thợ thi công sử dụng bulong M6 để khoá chặt khung xương C38 với móc treo, đảm bảo sự ổn định và an toàn của khung xương.

Lắp đặt khung xương C38 vào các tyren

Lắp đặt khung xương C38 vào các tyren

Bước 5: Lắp đặt khung xương A

Khung xương A là điểm chịu trực tiếp trọng lực của tấm trần và thường được bố trí vuông góc với khung xương C38 trong quá trình thi công trần nhôm nhà vệ sinh. Chú ý rằng, khoảng cách giữa thanh xương A với tường và giữa hai thành xương là 600m.

Sau khi khung xương A và khung xương C38 đã được lắp đặt đúng vị trí, thợ thi công cần sử dụng móc nối để kết nối hai khung xương này. Móc nối sẽ được đặt ở vị trí phù hợp trên cạnh của khung xương A và khung xương C38. Lúc này, thợ thi công sử dụng kìm kẹp để chặn chặt hai cạnh của khung xương, đảm bảo sự liên kết vững chắc giữa hai khung xương.

Gắn các khung xương A vào vị trí tương thích với xương C38

Gắn các khung xương A vào vị trí tương thích với xương C38

Bước 6: Căn chỉnh lại bộ khung xương

Sau khi hoàn thiện việc lắp khung xương, bạn cần căn chỉnh lại, đảm bảo mặt phẳng trần không bị lệch, các tấm trần bị lệch nhau.

Để căn chỉnh tốt nhất bạn nên sử dụng máy bắn laser hoặc ống nivo để kiểm tra độ ngang và độ phẳng của khung xương. Nếu bề mặt bị lệch, bạn có thể điều chỉnh đai ốc dưới móc C38 cho đến khi khung xương đạt được độ ngang mong muốn. Sau đó, bạn cần cố định lại bằng bằng đai ốc trên để đảm bảo sự ổn định và chắc chắn của khung xương.

Lưu ý:

  • Khi đo nên đo ở bốn góc trần để đảm bảo không bị lệch hoặc nghiêng về một bên.
  • Các khung xương sau khi điều chỉnh cần phải ngay ngắn và chắc chắn.
  • Khung xương cần chắc chắn, không rung lắc khi bị động vào.
Căn chỉnh lại toàn bộ khung xương để đảm bảo bề mặt bằng phẳng của trần

Căn chỉnh lại toàn bộ khung xương để đảm bảo bề mặt bằng phẳng của trần

Bước 7: Bóc phim bảo vệ tấm trần

Tấm phim có tác dụng để bảo vệ bề mặt tấm nhôm trong quá trình vận chuyển. Vì thế, khi bắt đầu lắp đặt, thợ thi công cần thực hiện bước bóc lớp phim bảo vệ này ra. Khi thực hiện thao tác này, bạn cần lưu ý bóc theo hướng 180० để tránh làm biến dạng tấm nhôm.

Bóc phim bảo vệ tấm trần trước khi cài lên khung xương

Bóc phim bảo vệ tấm trần trước khi cài lên khung xương

Bước 8: Treo tấm trần lên khung xương

Treo tấm trần lên khung xương là bước cuối cùng trong quá trình thi công trần nhôm.  Ở bước này,hợ thi công bắt đầu gắn tấm trần đầu tiên ở góc xuất phát và sau đó, tiếp tục gắn các tấm trần theo hướng đó cho đến khi hoàn thành. Góc xuất phát thường nằm ở góc tường phía gần cửa hoặc được chọn dựa trên kinh nghiệm của thợ, sao cho phần lẻ của tấm sẽ nằm góc tường trong cùng.

Tấm trần được cố định vào khung xương A thông qua các gân có sẵn bên cạnh tấm. Thợ thi công sử dụng lòng bàn tay để ấn dập phần gân vào khung xương A theo từng cạnh. Các tấm lẻ sẽ được cắt sao cho phù hợp với kích thước còn lại của trần. Điều này giúp đảm bảo sự chính xác và đồng đều trong quá trình lắp đặt, tạo ra một bề mặt trần hoàn thiện và có tính thẩm mỹ cao.

Gắn lần lượt các tấm trần lên khung xương

Gắn lần lượt các tấm trần lên khung xương

Để hiểu hơn quá trình thi công trần nhôm nhà vệ sinh bạn có thể tham khảo video thi công trần nhôm dưới đây:

Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng trong môi trường nhà vệ sinh nhiều mùi, đông người qua lại, trần nhôm rất dễ bám bụi, làm mất độ sáng bóng tự nhiên nên bạn có thể làm theo các bước dưới đây để làm sạch bề mặt trần:

  • Làm sạch bụi: Dùng chổi lông hoặc máy hút bụi quét sạch bụi trên bề mặt trần, đảm bảo làm sạch tại tất cả các ngách, khe của trần.
  • Vệ sinh bằng dung dịch: Kết hợp giữa dung dịch tẩy rửa nhẹ và nước để làm sạch trần rồi dùng vải mềm chà nhẹ vết bẩn.
  • Lau khô bề mặt: Sau khi làm sạch toàn bộ bụi bẩn bằng khăn ướt, bạn dùng khăn khô lau lại toàn bộ bề mặt nhằm tránh tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Đánh bóng trần: Sử dụng dung dịch làm bóng chuyên dụng để đánh bóng, duy trì độ sáng của trần nhôm.

Để hiểu và nắm bắt được các lưu ý cần thiết khi vệ sinh trần nhôm bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Bài viết trên đã tổng hợp hướng dẫn chi tiết các bước để thi công trần nhôm nhà vệ sinh mà bạn nên biết để có thể quan sát hoặc thực hiện thi công thực tế. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể được phần nào quy trình làm và áp dụng phương pháp thi đông đúng kỹ thuật để đảm bảo độ an toàn cho công trình.

*Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ nhà sản xuất để được tư vấn chính xác nhất.

Share
Bình luận

BÀI VIẾT KHÁC