- “Đón thu Thượng Hải – Hàng Châu cùng Alcorest” | Chương trình Họp mặt Đại lý Alcorest Toàn quốc 2024 24/09/2024
- Chương trình thiện nguyện “Trăng Ấm Đắk Ngo 2024”- Cùng Alcorest mang Trung thu vui đến thiếu nhi bản làng 18/09/2024
- Nhôm Việt Dũng – Alcorest khởi động dự án triển khai ERP cùng Oracle Netsuite 16/08/2024
- Thắp lên điện sáng ở miền biên xa 12/08/2024
- Alcorest tự hào đồng hành cùng các dự án Bệnh viện cửa ngõ TP. HCM 06/08/2024
Cách làm trần nhôm thả: Hướng dẫn 6 bước thi công đầy đủ, chi tiết & 3 lưu ý quan trọng
Trần nhôm thả là một trong những giải pháp nổi bật trong thiết kế nội thất hiện đại, mang đến không gian sang trọng và đẳng cấp cho mọi công trình. Để cho ra đời một công trình trần nhôm thả bền đẹp, người thợ không chỉ cần bám sát quy trình kỹ thuật mà còn yêu cầu sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng chi tiết. Cách làm trần nhôm thả với 6 bước chi tiết được chia sẻ dưới đây sẽ bạn giúp bạn hiểu hơn về quá trình thi công tầm trần nhôm.
Mục lục bài viết
Toggle1. Cấu tạo trần nhôm thả
Trần nhôm thả được cấu thành từ 5 bộ phận cơ bản sau:
- Thanh viền tường: Thường được làm bằng thép, hỗ trợ việc lắp đặt khung trần chắc chắn hơn.
- Khung chính, khung phụ T-Black: Khi thi công sẽ để lộ lưng khung, thường được kết hợp với tấm trang trí nằm ở bên trên khung.
- Móc treo khung T-Black: Cố định và giữ khung chính T-Black.
- Nở sắt M6: Có tác dụng lắp ghép, liên kết khung trần nhôm với tường.
- Thanh treo M6 (tyren): Thường có chiều dài từ 1-3m, ghép nối các chi tiết quan trọng trong hệ trục chính.
Trần nhôm thả khi hoàn thiện sẽ để lộ hệ khung xương. Đây là nét đặc trưng riêng biệt của trần nhôm thả so với các loại trần khác. Các rãnh trần vuông vức, đều nhau tạo thành điểm nhấn tinh tế, nới thêm chiều sâu cho không gian. Hơn nữa, hệ trần này có thể tháo lắp dễ dàng nên khá thuận lợi cho công tác vệ sinh và bảo trì.
2. Cách làm trần nhôm thả với 6 bước
Để đảm bảo tính chính xác khi hoàn thiện, có 6 bước cơ bản cách thi công trần nhôm thả mà người thợ nào cũng phải “nằm lòng”.
2.1. Bước 1: Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Trước khi tiến hành thi công trần nhôm thả, đội ngũ thợ thi công cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như sau:
- Đồ bảo hộ lao động: Nón bảo hộ, giày bảo hộ, dây an toàn, kính mắt và một số phụ kiện khác.
- Vật tư thi công: Máy khoan, các loại ốc vít, ổ cắm điện…có thể thêm hoặc bớt ở tùy từng công trình.
- Tài liệu sử dụng: Bản vẽ, phương án thi công để đối chiếu, so sánh trong quá trình thi công.
Sự chuẩn bị tốt từ những khâu đầu tiên sẽ giúp người thợ yên tâm làm việc, hạn chế những gián đoạn không đáng có. Nhờ thế, hiệu suất làm việc được đảm bảo ổn định, công trình có thể hoàn thành đúng hoặc sớm hơn dự kiến.
2.2. Bước 2: Xác định cao độ và gắn thanh viền G
Ở bước này, người thợ cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Máy bắn laze
- Thước thép
- Ống nước
- Ống bắn mực
- Ống nivo
Thợ thi công cần làm theo trình tự tiến hành như sau:
- Đầu tiên, thợ thi công dùng máy bắn laze và thước mét để đo độ cao của trần nhằm đảm bảo cho việc thi công được chính xác nhất (nếu không có máy bắn laze, có thể dùng ống nivo để thay thế).
- Sau khi đã có thông số cao độ, hãy đánh dấu lên cột hoặc vách tường để xác định vị trí gắn thanh viền G.
- Người thợ sẽ cố định thanh viền G với tường bằng vít nở nhựa theo cao độ đã được xác định trước đó. Khoảng cách giữa các vít cần đều nhau, tối đa 300mm. Nếu các vít cách nhau quá xa, trần sẽ bị yếu, không thể đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn.
2.3. Bước 3: Treo tyren lên trần nhà khi thi lắp đặt trần nhôm thả
Bước tiếp theo trong cách làm trần nhôm thả là treo tyren. Tyren được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như một phụ kiện để lắp ghép, kết nối các bộ phận rời. Trong quá trình thi công, tyren là bộ phận quan trọng để cố định khung xương trần với bề mặt bê tông.
- Đầu tiên, người thợ cần đo và đánh dấu cẩn thận các điểm treo tyren. Một số độ rộng khoảng cách cần lưu ý như sau:
- Khoảng cách giữa 2 tyren nhỏ hơn hoặc bằng 1200mm.
- Khoảng cách từ tường tới tyren đầu tiên = 300mm.
Tyren được gắn lên trần nhà theo khoảng cách đã xác định
- Một đầu của tyren được liên kết với hệ xương chính, đầu kia gắn với trần nhà. Dùng máy khoan bê tông khoan trực tiếp lên trần, tại vị trí đã xác định để gắn cố định tyren.
- Sau đó, người thợ cần cắt tyren sao cho phù hợp với cao độ của trần và lắp các tyren vào các ticke sắt đã được đóng sẵn rồi cố định bằng đai ốc M6.
2.4. Bước 4: Lắp đặt khung xương T-Black
T-Black hay còn gọi là khung xương trần nổi hoặc khung xương rãnh đen, bao gồm thanh xương chính và thanh xương phụ, được lắp ráp với nhau thành dạng module vuông với kích thước thông thường là 600×600.
- Trước hết, người thợ cần đo và cắt các thanh xương chính T-Black theo đúng số liệu của bản vẽ trong cách làm trần nhôm thả
- Thanh xương chính được treo vào các tyren đã được cố định trước đó, liên kết bằng các móc treo, hướng bố trí theo hướng của các điểm treo. Khoảng cách giữa hai thanh chính là 1200mm đối với hệ trần thả 600×600.
- Thanh phụ được lắp vào các lỗ có sẵn trên thanh xương chính. Khoảng cách giữa hai thanh phụ là 600mm để tạo ra các lưới ô kích thước 600×600. Sau khi lắp đặt xong hết các thanh phụ, về cơ bản bộ khung xương T-Black đã hoàn thiện.
- Lắp đặt khung xương T-Black hoàn tất chia hệ trần thành các ô vuông nhỏ đều nhau
- Cuối cùng, người thợ cần kiểm độ phẳng của bề mặt khung xương để có sự căn chỉnh hợp lí nếu không may bị vênh, lệch.
2.5. Bước 5: Lắp đặt tấm trần nhôm thả Lay-in
Trước khi lắp đặt tấm trần, người thợ thi công cần điều chỉnh khung xương sao cho thật ngay ngắn để đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ và độ chắc chắn. Quá trình lắp đặt tấm trần được tiến hành như sau:
- Tấm trần Lay-in được lắp bắt đầu từ góc xuất phát. Góc xuất phát ở đây do bản vẽ quy định hoặc căn cứ theo không gian phòng sao cho phần lẻ của tấm trần nằm khuất hoặc ở phía xa trung tâm.
- Tấm trần sẽ được giữ cố định trên khung xương bởi các đường gân có sẵn trên thân. Người thợ thi công dùng lòng bàn tay ấn cạnh tấm trần sao cho sập ăn khớp vào khung xương từ một góc.
- Sau đó, người thợ dồn từ từ các góc còn lại sao cho tấm trần khớp chắc vào khung xương. Các tấm trần lẻ ra sẽ được cắt với kích thước phù hợp, bằng các lẫy có trên thanh viền G.
2.6. Bước 6: Vệ sinh và chỉnh sửa một số điểm của trần nhôm
Bước cuối cùng trong quy trình thi công, cách làm trần nhôm thả là vệ sinh trần, đảm bảo trần sạch và đẹp nhất khi bàn giao lại cho khách hàng.
Người thợ có thể dùng khăn để lau chùi nhẹ nhàng trong quá trình thi công có thể sẽ có bụi và các vết bẩn vô tình để lại. Nếu các vết bẩn cứng đầu, có thể cần đến dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch.
Đặc biệt, có một số phần dễ bị sai sót như tấm trần cài bị vênh góc, bị lệch khỏi khung, thiếu tyren,… nên được kiểm tra lại cẩn thận và hiệu chỉnh trước khi bàn giao lại cho chủ thầu.
Trên đây là 6 bước chi tiết trong cách thi công trần nhôm Lay-in đẹp – bền – nhanh gọn. Để có sự hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về quy trình thi công, bạn có thể xem video dưới đây:
Xem thêm:
3. Lưu ý khi làm trần nhôm thả
Thi công trần nhôm thả là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao. Trong cách làm trần nhôm thả như được chia sẻ ở bên trên, người thợ cần đặc biệt chú ý những điều sau:
3.1. Lưu ý trước khi thi công
Trước khi thi công, người thợ cần thống nhất được với chủ công trình về màu sắc, chất liệu cũng như cấu trúc bản vẽ kĩ thuật của tấm trần nhôm thả. Mọi thứ cần chính xác, rõ ràng để tránh những bất cập sau khi công trình đã hoàn thiện:
Lựa chọn màu sắc phù hợp với không gian
Trong không gian nội thất, màu sắc là yếu tố đầu tiên tạo nên ấn tượng và thu hút. Các loại trần nhôm thả Lay-in trên thị trường hiện nay có hai gam màu chính là trắng và xám bạc – tuy khá cơ bản nhưng vô cùng thanh lịch và sang trọng. Nếu thiết kế tận dụng tốt ánh sáng, có thể sẽ cho ra đời những tuyệt tác kiến trúc thu hút.
Tấm trần nhôm thả hiện nay chủ yếu là loại trơn phẳng hoặc có hoa văn đục lỗ tiêu âm. Thiết kế đơn giản, màu sắc trang nhã và thoáng khí tốt, trần nhôm thả được ứng dụng nhiều trong các văn phòng, hội trường, bệnh viện hay các nhà gas, sân bay rộng lớn.
Lựa chọn chất liệu nhôm thả cao cấp
Để trần nhôm thả được bền lâu, ngoài việc kỹ thuật thi công trần nhôm tốt, hãy lựa chọn được tấm trần nhôm chất liệu cao cấp. Chi phí cho loại trần nhôm này sẽ nhỉnh hơn các chất liệu khác một chút.
Đổi lại, bạn sẽ có được tấm trần bền, thách thức với thời gian. Loại trần nhôm cao cấp sẽ có tuổi thọ sử dụng lên đến 30 năm nên có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn.
Kiểm tra kỹ bản vẽ kỹ thuật trước khi thi công
Bản vẽ là vật dụng quan trọng trong thiết kế, chứa đựng ý tưởng của người kiến trúc sư cũng như nguyện vọng của người chủ. Bất kể một sai sót nào trên bản vẽ cũng sẽ khiến công trình khi hoàn thiện khác so với mô tả.
Bởi vậy, trước khi tiến hành thi công, người thợ cần kiểm tra lại bản vẽ để cho ra một công trình sát nhất với mong muốn của khách hàng.
3.2. Lưu ý khi thi công
Quá trình thi công và lắp đặt trần nhôm thả sẽ chuyển hóa những nét vẽ trên giấy thành một công trình mang tầm vóc trên thực tế. Đây là giai đoạn quan trọng, người thi công cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
Đo đạc chính xác độ cao để đảm bảo vị trí lắp đặt không quá cao
Trong quá trình thi công, do đo đạc không chính xác, một số người thợ lắp đặt tấm trần quá cao so với bản vẽ. Điều này vô tình làm căn phòng bị thấp đi, tạo ra cảm giác tù và bí bách. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, đây là một yếu tố kiêng kỵ trong quan niệm về phong thủy của người Việt.
Trang bị đầy đủ các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo thi công an toàn
Khi thi công bất kể công trình nào, yếu tố an toàn của người thợ luôn cần được đặt lên hàng đầu. Trước khi bắt đầu công việc, người thợ nên trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ và kiểm tra lại tình trạng của các loại máy móc hỗ trợ.
Trong trường hợp phát hiện có vấn đề bất thường, thợ thi công cần báo ngay cho quản lý hoặc người giám sát công trình.
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi thi công đúng quy trình
Người thợ cần thực hiện đúng kỹ thuật thi công và cách làm trần nhôm thả như: Cao độ khung xương, các chi tiết ghép tấm,…để đảm bảo sự an toàn, chắc chắn cũng như phát huy được tính năng của tấm trần.
3.3. Lưu ý sau thi công
Sau một thời gian sử dụng, tấm trần sẽ bị bẩn do bụi bám vào bề mặt. Do đó, người chủ công trình cần chú ý đến việc vệ sinh và bảo dưỡng tấm trần nhôm thả đúng cách.
Quy trình vệ sinh trần nhôm sẽ bao gồm 3 bước như sau:
- Bước 1: Làm sạch bụi bẩn
- Bước 2: Vệ sinh trần nhôm bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng
- Bước 3: Đánh bóng trần nhôm
Bạn nên thực hiện các bước trên định kì 6 tháng 1 lần. Việc vệ sinh, bảo trì đúng cách không chỉ bảo vệ trần nhôm mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp cho công trình của bạn.
Trên đây là những thông tin bổ ích về cách làm trần nhôm thả chuẩn đẹp mà Nhôm Việt Dũng muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng, bạn đã có được cái nhìn tổng quan quy trình thi công trần nhôm thả và một số lưu ý đi đi kèm trước trong và sau thi công.
*Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ nhà sản xuất để được tư vấn chính xác nhất.
Giữa tháng 9 vừa qua, Nhôm Việt Dũng - Alcorest đã tổ chức chương trình họp mặt Đại lý Alcorest [...]
Vượt 220km đến với Thôn Phi Lơ Te thuộc xã Đắk Ngo, Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Nhôm Việt [...]
Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi [...]