TIN TỨC
Trang chủ » Góc tham khảo » Hướng dẫn cách thi công làm trần nhôm chi tiết
Categories: Góc tham khảo

Hướng dẫn cách thi công làm trần nhôm chi tiết

Trần nhôm là loại trần được làm từ các tấm nhôm định hình, có nhiều mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Trần nhôm được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng, văn phòng, nhà hàng, khách sạn,… Vì thế, Cách làm trần nhôm không chuẩn kỹ thuật sẽ gây nên nhiều bất cập cho chủ công trình cũng như thợ thi công. Vì vậy, thợ thi công cần nắm chắc quy trình và biện pháp thi công trần nhôm cùng kỹ thuật chính xác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thi công trần nhôm với 7 bước an toàn và tối ưu chi phí nhất.

1. Chuẩn bị

Trước khi tiến hành biện pháp thi công trần nhôm, thợ thi công cần trang bị kiến thức và chuẩn bị vật tư thi công đầy đủ, đúng quy cách, như sau:

1.1. Khảo sát thực tế

Thợ thi công đóng vai trò chính trong quá trình thi công, do đó, để tiến hành thi công trần nhôm, thợ thi công cần chuẩn bị những điều sau:

  • Vật dụng bảo hộ lao động
  • Nghiên cứu bản vẽ biện pháp thi công trần nhôm
  • Khảo sát mặt bằng

1.2. Vật tư thi công

Thông thường, sau khi khảo sát công trình, nhà thầu hoặc chủ thợ sẽ phải lên kế hoạch để chuẩn bị vật tư thi công sao cho đầy đủ nhất. Những vật tư cần thiết trong quá trình thi công như sau:

  • Dụng cụ thi công như máy khoan bê tông, máy bắn vít, ổ cắm điện
  • Bộ phụ kiện trần nhôm như tấm trần nhôm, xương cài, móc treo, tigen, dây thép treo, nở sắt đóng, phào trần.
  • Tài liệu cách thi công trần nhôm như bản vẽ, hướng dẫn… .
Trước khi tiến hành làm trần nhôm thợ thi công cần chuẩn bị kiến thức và vật tư thật kỹ

Trước khi tiến hành làm trần nhôm thợ thi công cần chuẩn bị kiến thức và vật tư thật kỹ

2. Cách làm trần nhôm với 7 bước chi tiết

Với mỗi công trình khác nhau thì chi tiết trong cách thi công trần nhôm sẽ có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, quá trình thi công, hay biện pháp thi công trần nhôm vẫn có một vài bước cơ bản mà bất kỳ công trình nào cũng cần. Dưới đây là quy trình 7 bước thi công trần nhôm đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Bước 1: Xác định độ cao trần và gắn thanh viền G

Bước xác định cao độ trần nhằm cho thợ định vị được vị trí gắn thanh viền G và chiều cao của trần so với mặt phẳng của nhà. Thợ thi công cần chuẩn bị máy bắn laser và thước mét để đo cao độ trần (trong trường hợp không có máy bắn laser, thợ thi công có thể thay bằng ống nivo để thi công). Sau đó, thợ thi công lấy số vị trí bằng cách bắn mực lên vách để xác định vị trí gắn thanh viền G.

Thợ thi công cần tiếp tục bắn thanh viền G tại vị trí đã xác định và liên kết với tường bằng vít L nhựa, khoảng cách giữa các vít hợp lý là từ 300 – 500mm. Lưu ý, thông thường người ta sẽ vạch số cao độ trần ở dưới tấm trần để thuận tiện trong quá trình quan sát gắn vít sau này.

Bước 1 trong cách làm trần nhôm là xác định độ cao trần và gắn thanh viền G bằng máy bắn laser hoặc thước đo mét

Bước 1 trong cách thi công làm trần nhôm là xác định độ cao trần và gắn thanh viền G bằng máy bắn laser hoặc thước đo mét

2.2. Bước 2: Treo Tyren

Treo tyren là bước 2 trong cách làm trần nhôm. Đây là phụ kiện dùng để liên kết các vật liệu xây dựng với nhau. Vì vậy, gắn Tyren như một bước để nối các vật liệu sử dụng sau này. Thợ thi công tiến hành đo và đánh dấu các điểm cần treo Tyren, khoảng cách thông thường giữa các điểm như sau:

  • Khoảng cách giữa các Ty nhỏ hơn hoặc bằng 1200mm.
  • Khoảng cách từ vách đến điểm treo Ty đầu tiên là 300mm.

Đối với trần bê tông, thợ thi công có thể sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp lên trần tại các vị trí đã xác định. Sau đó, liên kết bằng ticke sắt M6, cắt Tyren 6 sao cho phù hợp với cao độ của trần, lắp các Tyren vào ticke sắt đã được đóng sẵn trên trần và cố định bằng đai ốc M6.

Treo Tyren với khoảng cách đã đánh dấu

Treo Tyren với khoảng cách đã đánh dấu

2.3. Bước 3: Lắp đặt khung xương C38

Lắp đặt khung xương C38 là bước 3 trong quá trình thi công trần nhôm. Khung xương C38 được sử dụng làm hệ treo dành cho trần nhôm, tạo giá đỡ và gắn liền với khung xương A. Thợ thi công sẽ lắp đặt khung xương C38 bằng cách đặt hướng khung xương trùng với hướng của các điểm treo Tyren, thanh xương C38 được treo vào được điểm treo với khoảng cách quy định, liên kết bằng móc treo C38.

Móc C38 liên kết với Tyren bằng 2 đai ốc hãm M6 trên thanh Tyren, khoá chặt khung xương C38 với móc treo bằng bulong M6.

Bước 3 trong cách làm trần nhôm: Lắp đặt khung xương C38

Lắp đặt khung xương C38

2.4. Bước 4: Lắp đặt khung xương A

Khung xương A được sử dụng trực tiếp để cài tấm trần và thường được bố trí vuông góc với khung xương C38, liên kết bằng móc treo xương A. Nối xương A với xương C38, thợ thi công cần sử dụng móc nối và dùng kìm kẹp chặt 2 cạnh để giữ liên kết.

Lắp đặt khung xương A vuông góc với khung xương C38

Lắp đặt khung xương A vuông góc với khung xương C38

2.5. Bước 5: Căn chỉnh hệ khung xương

Sau khi đã lắp đặt xong khung xương C38 và khung xương A. Bước tiếp theo trong quy trình thi công làm trần nhôm là căn chỉnh hệ khung xương. Căn chỉnh hệ khung xương là bước quan trọng trước khi tiến hành gắn tấm nhôm vào khung, mục đích để cho mặt phẳng trần không bị lỗi và tạo ra được sản phẩm hoàn hảo nhất.

Sau khi đã hoàn thành hệ xương, thợ thi công tiếp tục tiến hành lấy độ phẳng mặt khung xương bằng máy bắn laser hoặc ống nivo như đã thực hiện ở bước 1. Người thợ cần điều chỉnh sao cho:

  • Khung xương ngay ngắn.
  • Mặt khung phẳng.

Thợ thi công cần điều chỉnh đai ốc dưới móc C38 cho đến khi đạt được mặt phẳng mong muốn thì tiếp tục hãm trần bằng đai ốc trên.

Bước 5 trong quy trình cách làm trần nhôm: Căn chỉnh hệ khung xương sao cho mặt phẳng khung thẳng và đều nhất có thể

Căn chỉnh hệ khung xương sao cho mặt phẳng khung thẳng và đều nhất có thể

2.6. Bước 6: Bóc phim bảo vệ tấm trần

Phim bảo vệ có tác dụng bảo vệ tấm trần trong điều kiện lưu trữ và vận chuyển. Do đó, khi tiến hành thi công, thợ thi công cần bóc đi lớp phim bảo vệ. Bóc phim theo hướng 180 độ là việc cần làm trong quy trình cách làm trần nhôm để tránh làm biến dạng tấm nhôm.

Tấm phim bảo vệ cần được bóc theo hướng 180 độ trước khi tiến hành lắp trần

Tấm phim bảo vệ cần được bóc theo hướng 180 độ trước khi tiến hành lắp trần

2.7. Bước 7: Cài tấm trần

Sau khi đã lắp đặt, căn chỉnh xong hệ khung xương và bóc phim tấm trần, bước tiếp theo chúng ta cần làm trong quy trình cách làm trần nhôm là cài tấm trần.

Tấm trần đầu tiên được gắn ở góc xuất phát. Sau đó, thợ thi công tiếp tục gắn các tấm trần theo hướng đó cho đến khi hoàn thành. Góc xuất phát thường được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của thợ sao cho phần lẻ tấm sẽ nằm ở vị trí xa trung tâm và xa tầm quan sát.

Tấm trần sẽ được cố định tại khung xương A nhờ các gân có sẵn bên cạnh tấm trần, thợ thi công cần dùng lòng bàn tay ấn dập phần gân vào khung xương A theo từng cạnh. Các tấm lẻ sẽ được cắt sao cho phù hợp với kích thước còn lại của trần.

Cài tấm trần theo khung xương có sẵn với phần gân trên tấm trần

Cài tấm trần theo khung xương có sẵn với phần gân trên tấm trần

Trên đây là 7 bước cơ bản để bạn có thể tiến hành thi công tấm trần nhôm đơn giản và hiệu quả nhất, để có thể dễ dàng hình dung từng bước và quan sát tỉ mỉ quá trình cách làm trần nhôm, bạn có thể tham khảo Clip hướng dẫn thi công trần nhôm Alcorest dưới đây.

Xem thêm:

3. Quy trình bảo quản và vệ sinh sau thi công trần nhôm

Sau khi đã biết được quá trình thi công trần nhôm chi tiết. Tiếp theo, chúng ta cần thực hiện thêm những bước sau để có thể bảo quản và vệ sinh trần nhôm đúng cách:

3.1. Làm sạch bụi trần nhôm

Làm sạch bụi thường là bước đầu tiên trong hầu hết các quy trình vệ sinh, đặc biệt đối với những công trình như làm trần, làm sàn nói chung và làm trần nhôm nói riêng. Dọn sạch lớp bụi sau khi thi công sẽ giúp cho lớp bụi không bị bám vào tấm nhôm và rất dễ cho việc vệ sinh trần sau này.

Lưu ý, bạn cần làm sạch bụi nhẹ nhàng, không cọ xát bằng những vật liệu sắc nhọn, tránh làm xước, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tấm trần nhôm.

Bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc máy hút bụi mini để loại bỏ lớp bụi. Ngoài ra, trong quá trình thi công, tấm trần rất dễ còn sót lại mảnh vụn sắc nhọn, do đó, bạn cần đeo găng tay để tránh bị thương.

Cần lau sạch bụi đầu tiên sau khi hoàn thành các bước làm trần nhôm

Cần lau sạch bụi đầu tiên sau khi hoàn thành các bước làm trần nhôm

3.2. Vệ sinh trần nhôm bằng dung dịch

Sau khi làm sạch lớp bụi, bạn có thể tiếp tục làm sạch trần nhôm bằng dung dịch. Ở bước này, bạn nên sử dụng dung dịch chuyên dụng dành cho trần nhôm hoặc các dung dịch vệ sinh thông thường như nước lau kính hoặc nước rửa chén với nước ấm.

Trong trường hợp không có dung dịch vệ sinh trần nhôm chuyên dụng, bạn cần phải tiếp tục vệ sinh trần lại một lần nữa bằng nước ấm để loại bỏ hết bọt xà phòng còn sót trên trần.

Sau khi làm sạch bụi, bạn tiếp tục tiến hành vệ sinh trần nhôm bằng dung dịch

Sau khi làm sạch bụi, bạn tiếp tục tiến hành vệ sinh trần nhôm bằng dung dịch

3.3. Đánh bóng trần nhôm

Để trần của bạn được sáng bóng và đẹp hơn, bạn nên đánh bóng trần với loại sơn bóng được tư vấn từ nhà cung cấp nhôm hoặc dựa trên tính chất đặc trưng để lựa chọn. Bước này sẽ giúp cho công trình của bạn trông sáng hơn và tránh sự tích tụ bụi bẩn và hư hại sau này, từ đó dễ dàng vệ sinh hơn cho những lần sau.

Sau khi làm sạch và vệ sinh, trần nhôm cần được đánh bóng để trông sáng và bóng hơn

Cách để làm trần nhôm trông sáng và tránh tích tụ bụi bẩn là đánh bóng trần nhôm

4. Hướng dẫn thi công trần nhôm cần lưu ý gì?

Thợ thi công cần lưu ý những điều sau để hoàn thiện công trình đúng chuẩn kỹ thuật và an toàn nhất:

4.1. Trang bị đủ vật tư, kỹ thuật thi công cho thợ thi công

Mỗi lần nhập thêm vật tư còn thiếu sẽ rất bất tiện và làm gián đoạn quá trình thi công. Vì vậy, trước khi thi công, bạn cần kiểm tra số lượng đầy đủ, có thể chuẩn bị nhiều hơn dự kiến một phần để phòng các trường hợp sai sót trong quá trình thi công.

Ngoài vật tư, kỹ thuật của thợ thi công cũng là yếu tố quan trọng, do đó, thợ thi công cần trang bị những kỹ thuật thi công chuẩn và đầy đủ nhất. Đối với những thợ thi công thiếu kinh nghiệm, chủ thợ cần hướng dẫn hoặc dẫn dắt để tránh sai sót.

4.2. Có quy trình và quy cách để hoàn thiện công trình theo đúng tiêu chuẩn

Mỗi công trình sẽ tương ứng với một quy trình và quy cách riêng, được xây dựng dựa trên quy trình 7 bước chung và đặc điểm của riêng từng công trình. Do đó, người thợ cần nắm chắc quy trình để hoàn thiện công trình theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của chủ thầu, chủ nhà và vật liệu.

4.3. Kiểm tra lại bản vẽ kỹ thuật trước trong và sau khi hoàn thiện

Bản vẽ kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng đối với bất cứ công trình nào, trước khi thi công thợ cần xem xét kỹ bản vẽ kỹ thuật để dễ hình dung và tiến hành thi công. Sau khi hoàn thiện, thợ thi công cần kiểm tra lại độ chính xác của công trình so với bản vẽ, nhằm chỉnh sửa lại để có được công trình hoàn hảo nhất và thuận tiện hơn trong quá trình sửa chữa sau này.

Trong khi làm trần nhôm bạn cần kiểm tra bản vẽ kỹ thuật thật kỹ

Trong khi làm trần nhôm bạn cần kiểm tra bản vẽ kỹ thuật thật kỹ

5. Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi thi công trần nhôm

Trần nhôm có những ưu điểm vượt trội so với những vật liệu làm trần truyền thống. Do đó, giá thành cũng cao hơn so với các vật liệu cùng phân khúc. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm thi công trần nhôm sau đây để tiết kiệm được một phần chi phí.

5.1. Chọn quy cách tấm trần nhôm phù hợp với từng công trình

Việc lựa chọn quy cách tấm nhôm phù hợp là 1 trong những việc giúp tiết kiệm chi phí trong các làm tấm trần. Tấm trần nhôm thường có độ dày từ 0.6 – 0.8mm, mỗi độ dày sẽ có giá thành khác nhau. Do đó việc lựa chọn độ dày tấm trần ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thi công.

Đối với những công trình không gian nhỏ như quán cafe, công trình dân dụng, bạn có thể lựa chọn tấm nhôm có độ dày 0.6mm. Ngược lại, đối với những công trình không gian lớn, cần sự chắc chắn nhiều hơn, bạn có thể thay thế bằng tấm trần nhôm 0.7 – 0.8mm.

5.2. Số lượng mỗi lần đặt hàng tấm trần nhôm

Thợ thi công cần ước lượng số lượng trần nhôm cho mỗi công trình nhằm hạn chế việc đặt hàng với số lượng nhỏ. Bởi việc này có thể làm tăng chi phí vận chuyển và giá tấm trần nhôm cũng bị tăng lên theo số lượng.

Ngoài ra, đối với những công trình có không gian từ 100m2 trở lên, đơn giá sẽ được ưu đãi hơn, thông thường là có thể tiết kiệm được 10.000 VNĐ/m2/đơn giá thi công.

5.3. Sử dụng dịch vụ trọn gói

Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn mua vật liệu thi công, việc sử dụng dịch vụ trọn gói cũng giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình làm trần nhôm.

Dịch vụ trọn gói bao gồm thiết kế, nhân công, vật tư xây dựng và thi công. Dịch vụ trọn gói thông thường sẽ được ưu đãi và tiết kiệm hơn so với bạn mua lẻ vật liệu sau đó thuê thợ thi công.

5.4. Chọn địa điểm mua uy tín

Để lựa chọn được địa điểm mua uy tín, bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau:

  • Thời gian kinh doanh: Những địa điểm mua có thời gian kinh doanh dài tức là kinh nghiệm cung cấp vật liệu nhiều hơn và đảm bảo được sản phẩm đúng chất lượng.
  • Số lượng công trình: Địa điểm có số lượng công trình càng nhiều, có nghĩa là sản phẩm ở đó được tin tưởng và sử dụng nhiều hơn, vì vậy, bạn không lo về chất lượng sản phẩm.
  • Chứng nhận: Các chứng nhận đại diện do độ uy tín của địa điểm mua đó; càng nhiều chứng nhận được công nhận từ nhà nước; độ uy tín càng cao.

Trên đây là chia sẻ của Nhôm Việt Dũng về cách làm trần nhôm chuẩn kỹ thuật và những lưu ý trong quá trình thi công trần nhôm. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu được phần nào quy trình làm và áp dụng để thi công trần nhôm đúng kỹ thuật.

*Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ nhà sản xuất để được tư vấn chính xác nhất.

Share
Bình luận

BÀI VIẾT KHÁC