- Nhôm Việt Dũng – Alcorest khởi động dự án triển khai ERP cùng Oracle Netsuite 16/08/2024
- Thắp lên điện sáng ở miền biên xa 12/08/2024
- Alcorest tự hào đồng hành cùng các dự án Bệnh viện cửa ngõ TP. HCM 06/08/2024
- Cập nhật báo giá tấm alu ốp tường trong nhà Alcorest [Mới nhất năm 2024] 21/06/2024
- Tham khảo bảng giá tấm alu gương mới nhất từ Alcorest [Cập nhật 2024] 21/06/2024
Trần nhà vệ sinh nên làm bằng gì? Gợi ý 6 chất liệu BỀN ĐẸP nhất
Trần nhà vệ sinh nên làm bằng gì? Trần nhà vệ sinh có thể được làm từ tấm trần nhôm, thạch cao, nhựa, gỗ, lát gạch, tấm Cemboard,… Mỗi loại vật liệu lại có ưu nhược điểm khác nhau, chính vì thế, để giúp bạn chọn được loại vật liệu phù hợp với nhà vệ sinh của mình, trong bài viết này, Nhôm Việt Dũng sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn 8 chất liệu làm trần nhà vệ sinh bền đẹp nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
Toggle1. Bảng so sánh 6 loại trần nhà vệ sinh phổ biến hiện nay
Để bạn dễ dàng lựa chọn loại trần phù hợp với nhu cầu của mình hơn, Nhôm Việt Dũng đã tổng hợp bảng so sánh 6 loại trần nhôm nhà vệ sinh phổ biến nhất hiện nay tại đây.
Chất liệu trần | Ưu điểm | Nhược điểm | Giá thành (VNĐ/㎡) |
Trần nhôm |
|
Giá thành cao |
570,000 – 880,000 |
Trần thạch cao |
|
|
150,000 – 300,000 |
Trần nhựa PVC |
|
|
450.000 – 700.000 |
Trần gỗ |
|
|
600,000 – 4,000,000 |
Trần nhựa Nano |
|
|
130,000 – 450,000 |
Trần bằng tấm Cemboard |
|
|
200,000 – 450,000 |
Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904 558 099 (Miền Bắc) – 0966 742 068 (Miền Nam) để biết thêm chi tiết và được tư vấn chính xác nhất.
2. Trần nhà vệ sinh bằng nhôm
Trần nhôm là một loại vật liệu trần nhà vệ sinh được làm từ hợp kim nhôm nguyên chất. Trần nhôm có độ bền cao, tính thẩm mỹ lâu dài, khả năng chống cháy, chống oxy hóa và chịu nước vượt trội.
Trần nhôm cũng có nhiều hình dạng, kích thước và độ dày khác nhau, phù hợp với đa dạng thiết kế và diện tích khác nhau của nhà vệ sinh.
2.1. Ưu điểm
Việc sử dụng trần nhôm cho khu vực nhà vệ sinh sẽ mang đến nhiều ưu điểm như:
- Độ bền và độ cứng vượt trội: Chất liệu nhôm mang lại độ bền và độ cứng cao, đảm bảo rằng trần nhôm không chỉ giữ được hình dạng mà còn có khả năng chịu tải đáng kinh ngạc.
- Khả năng chống oxy hóa: Sự khác biệt của trần nhôm so với các loại trần khác là khả năng chống oxy hóa, giúp bảo toàn vẻ ngoại hình và chất lượng của sản phẩm trong thời gian dài.
- Chống ẩm và nước: Trần nhôm không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hay nước như trần thạch cao hay nhựa, từ đó, đảm bảo sự khô thoáng, hạn chế rêu mốc, nấm gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
- Khả năng chống nóng và an toàn: Trần có chỉ số bắt lửa – lan truyền nhiệt bằng 0 nên không bị biến dạng bởi nhiệt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, trần cũng hạn chế tối đa nhiệt truyền qua bề mặt, giúp tiết kiệm chi phí điện năng.
- Tuổi thọ cao: Trong điều kiện thích hợp, trần nhôm có thể đạt tuổi thọ lên đến 20 – 30 năm, làm cho nó trở thành một lựa chọn bền vững và kinh tế.
- Trọng lượng nhẹ: Với trọng lượng chỉ khoảng 2kg/㎡, trần nhôm giúp giảm tải trọng lên công trình, giúp cho quá trình lắp đặt trần nhà vệ sinh trở nên thuận lợi.
- Đa dạng về mẫu mã và màu sắc: Trần nhôm cũng sở hữu mẫu mã chẳng hạn Trần C, Layin, Clip in,.. và màu sắc đa dạng như trắng, be, xám, nâu, vân gỗ…, phù hợp với nhiều kiểu thiết kế và công trình khác nhau.
2.2. Nhược điểm
Trần nhôm không bị thấm nước nên không có khả năng bị mối mọt nhưng vẫn có một số nhược điểm như:
- Giá cao khoảng 570,000 VNĐ/㎡ – 880,000 VNĐ/㎡, cao hơn khoảng 3 – 4 lần so với trần thạch cao hoặc trần nhựa.
- Có thể bị bám bẩn làm mất độ sáng, vì thế, cần định kỳ vệ sinh trần 6 tháng/lần để đảm bảo độ sáng bóng.
Tuy vẫn có một vài nhược điểm như vậy nhưng trần nhôm cho nhà vệ sinh vẫn là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình có diện tích lớn, thiết kế tối giản phù hợp thị hiếu của đa số người dùng như trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học.
2.3. Báo giá
Giá của trần nhôm thường dao động từ 570,000 – 880,000 VNĐ/㎡, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mẫu mã, kích thước, độ dày, và màu sắc của sản phẩm. So với giá trần nhà vệ sinh bằng nhựa và thạch cao, trần nhôm có giá cao hơn từ 1 – 1.5 lần, do chất liệu nhôm có độ bền cao, khả năng chống cháy và chống thấm tốt.
3. Trần nhà vệ sinh bằng thạch cao
Trần thạch cao là loại trần nhà được làm từ tấm thạch cao cố định trên trần. Có hai loại chính: trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Việc đóng trần thạch cao cho nhà vệ sinh, nhà tắm giúp tạo cảm giác sạch sẽ và làm cho không gian trở nên rộng rãi hơn.
3.1. Ưu điểm
Trần thạch cao được sử dụng cho không gian nhà vệ sinh nhờ có các ưu điểm sau
- Đa dạng mẫu mã và tính thẩm mỹ cao: Trần thạch cao có sẵn trong nhiều mẫu mã và thiết kế khác nhau, giúp tạo ra không gian nhà vệ sinh đẹp mắt và sang trọng. Đồng thời, loại trần này còn cho phép khách hàng tự tạo hoa văn và hình dạng theo ý thích.
- Khả năng chống nóng tốt: Trần thạch cao cũng có khả năng chịu nhiệt độ lên tới 12,000℃, giúp giữ được độ mát và không bị ảnh hưởng bởi sự tăng nhiệt độ trong nhà vệ sinh.
- Khả năng cách âm tốt, mang lại sự yên tĩnh: Trần thạch cao có khả năng cách âm tốt, chống ồn tốt lên tới 49dB, giúp giảm tiếng ồn và tạo ra không gian yên tĩnh và thoải mái trong nhà vệ sinh.
3.2. Nhược điểm
Trần thạch cao cho nhà vệ sinh tuy có nhiều mẫu mã đẹp song vẫn có một số nhược điểm cần phải cân nhắc khi lựa chọn như:
- Dễ ẩm mốc, ố vàng khi thấm nước: Trần dễ thấm nước, ẩm từ môi trường mà một khi đã bị dính nước là trần sẽ ố vàng, bị bã và hỏng.
- Trọng lượng nặng và khó linh hoạt khi sửa chữa: Trọng lượng nặng (6.7kg/㎡) hơn trần nhôm, tạo áp lực lớn lên nền móng. Khi phải sửa chữa. cần tháo cả mảng trần ra làm lại nên rất tốn thời gian, công sức.
- Độ bền không quá cao: Trần thạch cao có độ bền từ 8 – 15 năm, kém hơn so với trần nhôm.
Trần thạch cao tuy dễ thấm nước nhưng nếu vẫn muốn dùng loại trần này cho nhà tắm, nhà vệ sinh, bạn có thể cân nhắc sử dụng trần thạch cao chìm phẳng hoặc trần thả vì các mẫu trần này gắn sát bề mặt trần, hạn chế tiếp xúc với nước.
3.3. Báo giá
Đối với phòng tắm có diện tích dưới 10㎡, bạn có thể nhận trọn gói với giá hoàn thiện từ 500,000 – 2,000,000 VNĐ, tùy thuộc vào loại vật tư và kiểu dáng thiết kế. Trong trường hợp có không gian lớn hoặc yêu cầu thi công nhiều vị trí với tổng diện tích đến vài chục ㎡, đơn giá trần vệ sinh bằng thạch cao sẽ dao động từ 130,000 – 300,000 VNĐ/㎡.
4. Trần nhà vệ sinh bằng nhựa PVC
Trần nhựa PVC được làm từ bột PVC kết hợp với các phụ gia, tạo thành các tấm có kích thước và bề mặt in hoa văn đa dạng. Đây cũng là một lựa chọn vật liệu phổ biến để trang trí trần, đặc biệt, trong môi trường có độ ẩm cao như nhà vệ sinh.
4.1. Ưu điểm
- Cứng, không cong vênh, biến dạng: Trần nhựa được làm từ vật liệu cứng như PVC, giúp trần không bị cong vênh hay biến dạng trong quá trình sử dụng.
- Chịu nước, chống thấm cao: Với đặc tính không thấm nước, trần nhựa PVC không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, từ đó, hạn chế rêu mốc, phù hợp cho môi trường ẩm ướt của nhà vệ sinh.
- Tính thẩm mỹ cao: Trần nhựa PVC có đa dạng màu sắc và hoa văn, bao gồm vân gỗ, vân đá, đơn sắc và nhiều họa tiết khác, giúp tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian.
- Cách nhiệt, chống nóng tốt: Với hệ số truyền nhiệt thấp, (0.028 – 0.03 W/m.k), trần nhựa PVC có khả năng cách nhiệt, chống nóng tốt, giảm tác động từ bức xạ nhiệt truyền từ bên ngoài vào công trình.
- Nhẹ nhưng chắc chắn: Trần nhựa PVC có trọng lượng nhẹ khoảng 1.65kg cho tấm 600×1200mm, nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn và chịu được dao động. Nhờ kết cấu đặc và chắc chắn, côn trùng và chuột khó phá hoại được loại trần này.
- Dễ dàng thay thế và tái sử dụng: Bạn có thể rất dễ dàng tháo lắp và thay thế loại trần nhà vệ sinh này khi cần thiết. Điều này rất hữu ích trong việc sửa chữa các thiết bị phía trên trần hoặc trong trường hợp phải nâng cấp, trang trí không gian.
4.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm như độ bền và khả năng chống nước, trần nhựa cũng có nhược điểm cần xem xét.
- Độ bền không cao: Trần nhựa PVC có độ bền chỉ khoảng 8 – 10 năm và có thể bị cong vênh, nứt gãy nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt trong thời gian dài.
- Dễ bám bụi bẩn: Trần nhựa PVC có bề mặt nhẵn, dễ bám bụi bẩn. Vì vậy, cần vệ sinh trần nhựa PVC thường xuyên để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Với giá thành phải chăng, tình ứng dụng cao, trần nhựa PVC sẽ là lựa chọn thích hợp cho những không gian phòng tắm, nhà vệ sinh của nhà trọ, nhà tạm, nhà dân không có yêu cầu thời gian sử dụng quá lâu dài.
4.3. Báo giá
Trần nhựa PVC thường được sử dụng trong nhà vệ sinh có giá thi công dao động từ 450.000 – 700.000 VNĐ/㎡.
5. Trần nhà vệ sinh bằng ốp gỗ
Trần nhà vệ sinh ốp gỗ là kiểu trần dùng tấm gỗ tự nhiên lắp ghép lên trần bê tông cốt thép ban đầu, từ đó, mang đến cảm giác sang trọng, ấm cúng. Trần gỗ sẽ thích hợp với không gian nhà vệ sinh. nhà tắm theo phong cách cổ điển, màu sáng ấm.
5.1. Ưu điểm
Việc sử dụng gỗ ốp cho trần nhà vệ sinh sẽ đem đến nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng cách nhiệt và cách âm: Gỗ tự nhiên có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, tạo cảm giác thoải mái và riêng tư hơn cho không gian nhà vệ sinh.
- Hấp thụ mùi và điều hòa không khí: Gỗ có khả năng hấp thụ mùi và hút ẩm tự nhiên, giúp làm dịu mùi khó chịu trong nhà vệ sinh. Ngoài ra, với khả năng chống nóng tốt, trần gỗ cũng giúp duy trì nhiệt độ mát mẻ trong công trình và giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời lên không gian sống.
- Có độ bền cao: Nếu được bảo quản đúng cách, trần gỗ có độ bền khá cao, 50 – 70 năm.
- Thân thiện với môi trường và con người: Sử dụng gỗ ốp trần nhà vệ sinh giúp giảm tiêu thụ các vật liệu không tái chế và giảm lượng chất thải sinh ra. Ngoài ra, gỗ không chứa hóa chất độc hại và không gây kích ứng cho con người, tạo ra một môi trường an toàn và lành mạnh.
- Tính thẩm mỹ vượt trội: Gỗ có bề mặt mịn, vân đẹp và đa dạng màu sắc, tạo điểm nhấn trang trí sang trọng và ấn tượng cho công trình.
5.2. Nhược điểm
- Dễ bị ẩm mốc, mối mọt: Gỗ tự nhiên là vật liệu hữu cơ, có khả năng hút ẩm cao. Vì vậy, trần nhà vệ sinh bằng gỗ tự nhiên rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt của nhà vệ sinh. Chính vì thế, để đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu dài, bạn nên có phương pháp sơn bóng, chống ẩm cho trần và hạn chế để trần gỗ tiếp trúc trực tiếp với nước.
- Cần bảo dưỡng thường xuyên: Để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của trần nhà vệ sinh bằng gỗ tự nhiên, cần bảo dưỡng thường xuyên, ít nhất 6 tháng một lần. Việc bảo dưỡng bao gồm vệ sinh, lau chùi, chống thấm, chống mối mọt.
- Chi phí cao: Gỗ tự nhiên là vật liệu đắt tiền, vì vậy trần nhà vệ sinh bằng gỗ tự nhiên cũng có chi phí cao hơn so với các loại vật liệu khác.
5.3. Báo giá
Trần nhà vệ sinh bằng gỗ tự nhiên có giá thành khá cao, dao động 600,000 – 4,000,000 VNĐ/㎡. Có thể thấy, đây là vật liệu ốp trần nhà vật sinh cao cấp, đắt đỏ nhất do vẻ đẹp sang trọng, đặc tính thân thiện với môi trường.
6. Trần nhà vệ sinh bằng nhựa Nano
Trần nhà vệ sinh bằng nhựa Nano có thành phần chính là nhựa PVC nguyên sinh, bột đá và các chất phụ gia khác. So với tấm trần PVC, nhựa Nano có cấu trúc rỗng còn PVC có cấu trúc đặc và khả năng chịu lực tốt hơn.
6.1. Ưu điểm
Trần nhựa Nano có nhiều điểm khác biệt và nổi bật so với trần nhựa PVC:
- Chống thấm, chống ẩm mốc: Trần được làm từ nhựa Nano và bột đá nên có khả năng ngấm nước và chống thấm tốt, hạn chế rêu mốc.
- Độ tinh xảo cao và bề mặt đẹp tự nhiên: Tấm ốp Nano vân đá và vân gỗ có độ tinh xảo cao, mang đến vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho trần nhà vệ sinh. Chất liệu nhựa kết hợp với bột đá tạo ra bề mặt bóng và mịn màng như đá thật hoặc gỗ thật.
- Dễ thi công, tháo lắp và vệ sinh: Trần nhựa Nano nhẹ khoảng 5.6kg/m², nhẹ hơn so với gỗ và đá, giúp cho quá trình cắt ghép, uốn cong và bắt vít trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, nếu bị bẩn, bạn chỉ cần lau bằng khăn ướt, từ đó, dễ dàng loại bỏ bụi bẩn và giữ cho trần nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và đẹp như mới.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt: Tấm ốp Nano rỗng có nhiều ô rỗng chứa khí, giúp cách âm và cách nhiệt rất hiệu quả, giảm tiếng ồn và điều hòa nhiệt độ trong không gian nhà vệ sinh, tạo ra một môi trường thoải mái và yên tĩnh hơn.
- Thân thiện với môi trường: Trần nhựa Nano được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh, thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng.
6.2. Nhược điểm
Tuy có những ưu điểm khác biệt so với trần nhựa PVC nhưng trần nhựa Nano vẫn có một số nhược điểm như:
- Khả năng chịu lực không quá tốt: Do có độ dày khá mỏng chỉ từ 6 – 9mm, trần nhựa Nano chịu lực không quá tốt, do đó, không thích hợp để treo các món đồ có trọng lượng cao như quạt trần, bình nóng lạnh,…
- Chịu nhiệt, chống cháy kém: Trần nhựa Nano không chịu được nhiệt độ quá cao, dễ bị biến dạng khi nhiệt độ vượt quá 80°C.
6.3. Báo giá
Trần nhựa Nano có giá từ 130,000 – 450,000 VNĐ/㎡, tùy vào độ dày và diện tích trần. So với trần nhôm PVC thông thường, trần nhựa Nano có giá cao nhỉnh hơn nhưng không đáng kể.
7. Trần nhà vệ sinh bằng Cemboard
Tấm Cemboard hay còn được gọi là tấm xi măng nhẹ có cấu tạo từ xi măng, sợi dăm gỗ hoặc cellulose kết hợp với cát. Đây là loại vật liệu hoàn hảo giúp nâng cao khả năng chống thấm, chống ẩm mốc, đảm bảo vệ sinh an toàn mà vẫn nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian nhà vệ sinh.
7.1. Ưu điểm
Sử dụng tấm Cemboard cho trần nhà vệ sinh sẽ đem đến nhiều lợi ích như:
- Chống thấm và chống mối mọt: Tấm Cemboard có khả năng chống thấm tốt với chỉ giãn nở 0.12% khi ngâm trong nước 24h (được kiểm chứng bởi tiêu chuẩn JIS A 5420), giúp ngăn chặn sự thâm nhập của nước vào bên trong tường và trần, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của nấm mốc và vi khuẩn, đảm bảo môi trường vệ sinh an toàn và lành mạnh.
- Độ bền cao: Tấm Cemboard nếu được thi công đúng kỹ thuật có độ bền lên đến 50 năm.
- Trọng lượng nhẹ, thi công nhanh chóng và tiết kiệm: Tấm Cemboard có thiết kế vuông vức, với các tấm làm trần dày từ 3 – 4.5mm, trọng lượng nhẹ từ 4 – 20kg/tấm, giúp giảm áp lực lên móng nhà và giảm chi phí xây dựng đến 20 – 30%.
- Không cong vênh: Tấm Cemboard có khả năng chống cong vênh, đồng thời, nó cũng linh hoạt trong việc chịu đựng thay đổi thời tiết, co ngót và giãn nở để thích nghi với môi trường.
- Chống ồn và cách âm tốt: Vật liệu làm trần này có khả năng cách âm từ 30 – 35 dB và lên đến 70 – 80 dB khi kết hợp với vật liệu cách âm (bông thủy tinh, xốp cách âm), từ đó, đảm bảo sự riêng tư cho không gian nhà vệ sinh.
7.2. Nhược điểm
- Dễ nứt vỡ tại các góc: Dễ nứt vỡ tại các góc hoặc các mối nối nếu thi công không đúng kỹ thuật.
- Cần sơn hoàn thiện sau khi lắp: Do bề mặt thô, màu sắc đơn giản nên khi thi công xong, bạn cần có một lớp sơn hoàn thiện trên bề mặt trần thì mới đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Khả năng chịu lực theo phương ngang yếu: Tấm Cemboard khá nhạy cảm với dao động kết cấu của tòa nhà và có khả năng chịu lực phương ngang không được tốt.
Tuy có một vài nhược điểm như trên, nhưng tấm Cemboard vẫn là lựa chọn linh hoạt, dễ thi công cho các hạng mục trần nhà vệ sinh của nhà tạm, homestay, nhà cấp 4, nhà cải tạo.
7.3. Báo giá
Tấm Cemboard làm trần nhà vệ sinh có độ dày từ 3.5 – 4.5m với mức giá từ 28,000 – 160,000 VNĐ/tấm, tương đương khoảng 200,000 – 450,000 VNĐ/㎡. Ngoài ra, mức giá này cũng còn phụ thuộc vào địa điểm cung cấp, nhà phân phối và đơn vị sản xuất chính của sản phẩm.
Có nhiều chất liệu làm trần như: nhôm, gỗ, nhựa, thạch cao, xi măng,… Trong đó, nếu đề cao sự sang trọng, không bị giới hạn về chi phí, gỗ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Nếu cần vật liệu giá rẻ, nhiều mẫu mã, nhựa, thạch cao sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn tốt hơn nhưng nhược điểm của các vật liệu làm trần nhà vệ sinh này lại có độ bền không cao. Trong khi đó, trần nhôm là lựa chọn trung hòa cả yếu tố về giá thành và độ bền, tính thẩm mỹ nên ngày càng được nhiều công trình sử dụng cho hạng mục nhà vệ sinh, nhà tắm.
Những lưu ý khi chọn vật liệu làm trần nhà vệ sinh
Để chọn được vật liệu làm trần chất lượng, phù hợp với nhu cầu và có khả năng sử dụng tốt thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Khả năng chống nước, chịu nước: Đảm bảo chọn vật liệu có khả năng chống nước cao như tấm Cemboard, tấm PVC, trần nhôm để ngăn tình trạng ẩm ướt và mốc, gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng và tính thẩm mỹ của công trình.
- Bền bỉ và không ố vàng: Ưu tiên chọn vật liệu có độ bền cao và khả năng chống ố vàng, đặc biệt là trong những khu vực có độ ẩm cao như nhà vệ sinh. Tránh chọn các vật liệu dễ bị ảnh hưởng bởi nước và môi trường xung quanh.
- Lựa chọn trần có tính thẩm mỹ phù hợp với thiết kế của công trình: Hãy chọn một vật liệu màu sắc, kiểu dáng và hoa văn phù hợp với tổng thể thiết kế của toàn bộ công trình để tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu.
- Ưu tiên vật liệu có khả năng cách âm tốt: Ưu tiên vật liệu có khả năng cách âm tốt để giảm tiếng ồn và tạo không gian riêng tư, tế nhị cho nhà vệ sinh.
- Lựa chọn các loại trần dễ vệ sinh: Lựa chọn các loại trần dễ vệ sinh, lau chùi như tấm PVC hoặc tấm nhôm để tiện lợi trong việc bảo dưỡng sau này.
Bài viết trên đã tổng hợp 6 loại vật liệu chất lượng trả lời cho câu hỏi trần nhà vệ sinh nên làm bằng gì. Ngoài ra, Nhôm Việt Dũng cũng có một vài lưu ý quan trọng để bạn được trần nhôm phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất. Mong rằng, bạn có thể chọn được chất liệu tốt nhất cho công trình của mình.
Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Nhôm Việt Dũng để được tư vấn cụ thể nhất.
Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi [...]
Tại Hà Tĩnh, tình trạng thiếu điện năng ở nhiều nơi đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống [...]
Dự án xây dựng các Bệnh viện cửa ngõ tại TP Hồ Chí Minh gồm: Bệnh viện Đa khoa [...]