TIN TỨC
Trang chủ » Góc tham khảo » Hướng dẫn thi công tấm ốp nhôm nhựa chuẩn kỹ thuật
Categories: Góc tham khảo

Hướng dẫn thi công tấm ốp nhôm nhựa chuẩn kỹ thuật

Tấm ốp nhôm nhựa là một loại vật liệu quen thuộc được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xây dựng hiện đại nhờ tính thẩm mỹ, độ bền cao. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng công trình, việc thi công tấm ốp nhôm nhựa cần đảm bảo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn. Cùng Nhôm Việt Dũng tìm hiểu chi tiết các phương pháp, quy trình lắp đặt tấm ốp nhôm nhựa trong bài viết dưới đây.

Về cơ bản, các bước thi công tấm ốp nhôm nhựa trong và ngoài trời khá giống nhau. Tuy nhiên, bước xử lý từng loại trước khi ghép lên khung xương sẽ một vài điểm khác biệt nhằm đảm bảo độ bền, khả năng chống ẩm, cách âm cho từng vị trí.

1. Phương pháp gia công tấm ốp nhôm nhựa

Tấm ốp nhôm nhựa có đặc tính dẻo, có khả năng uốn cong, tạo hình thành nhiều hình dáng, thiết kế phù hợp với từng công trình nên có thể gia công bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể: 

1.1. Phương pháp cắt, xẻ tấm có mạch cắt (có phoi)

Tấm ốp nhôm nhựa có thể dễ dàng cắt bằng máy cắt xẻ (loại máy cắt gỗ). Các loại máy này có lưỡi cắt được làm từ hợp kim cứng hoặc thép gió, có thể là dạng dao trụ hoặc dao đĩa trên các máy cắt, máy phay hoặc máy chuyên dụng.

Phương pháp này đảm bảo việc cắt được thực hiện với độ chính xác cao, giúp tấm nhôm nhựa sau khi cắt có độ dày và kích thước chính xác, bề mặt sạch sẽ, không cần xử lý gì thêm.

Dao cắt tấm ốp nhôm nhựa theo phương pháp có phoi

Dao cắt tấm ốp nhôm nhựa theo phương pháp có phoi

1.2. Phương pháp cắt tấm không mạch cắt (không phoi)

Ngoài cách sử dụng máy cắt có phoi, thợ thi công cũng có thể sử dụng các loại máy cắt không phoi có lưỡi cắt thẳng như: máy cắt tôn, máy cắt trục khuỷu hoặc máy cắt thủy lực để cắt tấm ốp nhôm nhựa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này có thể tạo ra các biến dạng trên mép cắt của tấm.

Sử dụng máy cắt không phoi để cắt tấm ốp nhôm nhựa

Sử dụng máy cắt không phoi để cắt tấm ốp nhôm nhựa

1.3. Gia công hoàn thiện cạnh viền tấm

Đối với những vị trí công trình yêu cầu tấm Alu có độ sắc nét và chất lượng bề mặt cao, bạn sử dụng các máy có lưỡi cắt như máy phay, máy bào, hoặc các dụng cụ cắt bằng tay với lưỡi cắt làm từ hợp kim cứng. Phương pháp này đảm bảo việc hoàn thiện tấm với độ chính xác, các cạnh sắc nét và bề mặt mịn màng, từ đó tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt.

Gia công hoàn thiện cạnh viền tấm Alu tạo độ sắc nét cho tấm

Gia công hoàn thiện cạnh viền tấm Alu tạo độ sắc nét cho tấm

1.4. Gia công soi rãnh để gấp cạnh tấm

Khi gia công soi rãnh chữ V hoặc chữ U để uốn các góc trên tấm, bạn nên đảm bảo đáy cắt hình chữ U hoặc V không được chạm tới bề mặt nhôm, nên để lại khoảng 0.1 đến 0.5 mm độ dày của nhựa. Việc này giúp tránh hiện tượng rạn nhôm và sơn khi gấp uốn. Trước khi tiến soi rãnh hàng loạt, bạn nên uốn thử các góc trước để đảm bảo tấm Alu đạt yêu cầu cho vị trí đó.

Gia công soi rãnh chữ V hoặc chữ U để gấp cạnh tấm

Gia công soi rãnh chữ V hoặc chữ U để gấp cạnh tấm

1.5. Uốn gấp cạnh tấm

Sau khi soi rãnh chữ U hoặc chữ V, để đảm bảo quá trình uốn đều trên toàn bộ cạnh, bạn cần kẹp tấm vào hai mặt tựa cứng và uốn đều trên toàn bộ chiều dài cạnh tấm.

Lưu ý: Bán kính cong tại vị trí uốn tấm Alu không được nhỏ hơn 2mm. Nếu nhỏ hơn có thể khiến rạn nứt bề mặt tấm Alu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến đến hình dáng tấm nhôm nhựa.

Cách uốn tấm ốp nhôm nhựa đúng cách

Cách uốn tấm ốp nhôm nhựa đúng cách

1.6. Uốn cong tấm

Gia công uốn cong tấm có thể được thực hiện bằng hai phương pháp chính: sử dụng con lăn (lốc) hoặc ống cố định. Trong trường hợp các tấm nhôm nhựa dùng cho việc ốp các cột tròn, phương pháp uốn cong bằng con lăn là phổ biến và thích hợp nhất.

Uốn cong tấm Alu để ốp vào các vị trí tường cần tấm nhôm nhựa cong

Uốn cong tấm Alu để ốp vào các vị trí tường cần tấm nhôm nhựa cong

1.7. Khoan – đục lỗ

Tấm ốp nhôm nhựa có thể được khoan bằng các dụng cụ khoan thông thường, sử dụng mũi khoan xoắn tiêu chuẩn được dùng cho kim loại hoặc gỗ. Bạn cần chú ý điều chỉnh tốc độ và lượng tiến của dụng cụ khoan để đảm bảo không sinh nhiệt, tránh làm biến dạng vùng vật liệu cạnh lỗ khoan.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo lỗ trên mặt tấm bằng phương pháp đột, sử dụng các biến dạng chày tạo hình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này có thể gây ra các biến dạng xung quanh vị trí đột, tương tự như khi sử dụng phương pháp cắt tấm mà không tiếp xúc với mặt cắt (không phoi).

2. Phương pháp thi công tấm ốp nhôm nhựa

2.1. Với tấm ốp nhôm nhựa trong nhà

Để thi công tấm ốp nhôm nhựa cho các vị trí tường hay trần trong nhà, bạn cần sử dụng phương pháp ghép mí hoặc soi rãnh bắn vít lắp đặt.

1 – Mô tả phương pháp 

Phương pháp ghép mí hoặc soi rãnh bắn vít thường được sử dụng cho các tấm nhôm nhựa có độ dày nhỏ hơn 0.21mm. Các tấm này được sử dụng trong môi trường trong nhà, nơi không phải chịu đựng những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng,… 

Phương pháp soi rãnh, cắt góc cho tấm Alu trong nhà

Phương pháp soi rãnh, cắt góc cho tấm Alu trong nhà

2 – Đặc điểm của phương pháp

Phương pháp ghép mí hoặc soi rãnh bắn vít thường có các đặc điểm riêng như:

  • Thích hợp cho các công trình thi công trong nhà.
  • Sử dụng cho tấm ốp nhôm có độ dày từ 2mm đến 3mm, các tấm ốp có độ dày nhôm dưới 0.21mm.
  • Yêu cầu khung xương thép phải được thiết kế và lắp đặt sao cho phù hợp với đường ghép mí, và phải được gắn kết chặt chẽ.
  • Độ phẳng của bề mặt tấm khi hoàn thiện phụ thuộc vào độ phẳng của bề mặt khung xương.
  • Không nên sử dụng keo silicon để kết nối tấm nhôm nhựa với khung thép, thay vào đó cần sử dụng keo xây dựng đa năng.
  • Sử dụng băng dính xốp 2 mặt để hỗ trợ cố định tấm với khung xương trước khi sử dụng keo xây dựng giúp tạo ra sự liên kết chắc chắn và ổn định.
Sử dụng băng dính xốp 2 mặt để hỗ trợ cố định tấm với khung xương trước khi sử dụng keo

Sử dụng băng dính xốp 2 mặt để hỗ trợ cố định tấm với khung xương trước khi sử dụng keo

3 – Ưu điểm của phương pháp

Phương pháp này được ưu tiên sử dụng cho các tấm ốp Alu trong nhà vì các lý do sau:

  • Gia công đơn giản và tiết kiệm nguyên vật liệu và phụ kiện.
  • Sau khi thi công, thành phần của tấm ốp Alu trở nên đồng nhất, giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
  • Không có sự phân cách rõ ràng giữa các tấm Alu, tạo ra một diện mạo thẩm mỹ hấp dẫn hơn.
  • Ít hao phí tấm ốp nhôm hơn và có giá thành thấp.

2.2. Với tấm ốp nhôm nhựa ngoài trời

Phương pháp gấp hộp bắn ke thường được sử dụng với các công trình ngoài trời nhờ đảm bảo độ bền và khả năng chống nước của tấm nhôm nhựa.

1 – Mô tả phương pháp

Phương pháp gia công uốn gấp tấm và bắn ke thường áp dụng cho các tấm alu có độ dày nhôm từ 0.21mm trở lên. Phương pháp này thường dùng cho các công trình ngoài trời, giúp che giấu các vết cắt một cách cách triệt để, hạn chế tình trạng thấm, dột tường.

 

Phương pháp gia công uốn gấp tấm và bắn ke cho tấm ốp nhôm nhựa ngoài trời

Phương pháp gia công uốn gấp tấm và bắn ke cho tấm ốp nhôm nhựa ngoài trời

 2 – Đặc điểm của phương pháp

Phương pháp này có các đặc điểm thường thấy như:

  • Thích hợp cho các công trình thi công ngoài trời, sử dụng cho các tấm ốp nhôm có độ dày nhôm từ 0,21mm trở lên.
  • Mặt cắt của các tấm không tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây hại như mưa, nắng hoặc hóa chất, mà được gấp và che kín.
  • Yêu cầu kết cấu khung xương thi công phải chắc chắn và đồng thời cần độ chính xác cao về độ thẳng theo cả phương dọc và phương ngang để tạo ra các mạch keo silicon thẳng và đẹp mắt sau khi ốp tấm.
  • Tấm sau khi gia công và kết nối với khung xương thép không ảnh hưởng đến bề mặt của công trình.
Với các tấm nhôm nhựa khổ lớn ngoài trời cần sử dụng xương tăng phụ

Với các tấm nhôm nhựa khổ lớn ngoài trời cần sử dụng xương tăng phụ

3 – Ưu điểm của phương pháp

Phương pháp gấp hộp bắn ke được khá nhiều chủ thầu xây dựng tin tưởng sử dụng để ốp các tấm Alu ngoài trời vì các ưu điểm sau:

  • Hệ số an toàn khá cao, tạo ra sự ổn định cho công trình. 
  • Dễ dàng chỉnh sửa và thay thế khi cần, đồng thời có khả năng chịu đựng độ biến dạng cao và cung cấp cách nhiệt tốt cho công trình.
  • Độ bền cao và mang lại hiệu quả thẩm mỹ đẹp mắt.
  • Tăng độ căng, cứng và ổn định cho bề mặt của công trình.
  • Phương pháp thi công đơn giản, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và hao phí tấm ốp nhôm ít hơn.
  • Có giá thành thấp, phù hợp với nhiều dự án.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao để thực hiện một cách chính xác và đảm bảo chất lượng của công trình.

3. Quy trình thi công tấm ốp nhôm nhựa

Để thi công tấm ốp nhôm nhựa đúng kỹ thuật tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo các bước thi công cửa Nhôm Việt Dũng dưới đây

3.1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên dụng cụ, vật liệu cần thiết

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như máy phay, máy hàn, máy cắt, máy mài, máy khoan, kìm, búa, súng bắn keo, các loại sắt, vít, nhôm, và keo dán chuyên dụng…

3.2. Bước 2: Lắp đặt hệ khung xương

Để lắp đặt khung xương cho công trình, bạn có hai phương án có thể lựa chọn:

  • Phương án 1: Sử dụng hệ khung xương làm từ tấm tiêu chuẩn dày 10mm và cắt decal các thanh xương có độ rộng 40mm.
  • Phương án 2: Sử dụng hệ khung xương hộp kẽm hoặc nhôm.

Lưu ý: Tránh sử dụng hệ xương gỗ vì chúng có độ bám dính keo kém và dễ bị thấm nước, gây ra tình trạng ẩm mốc và mối mọt.

Lắp đặt khung xương cho cả tấm ốp nhôm nhựa trong nhà và ngoài trời

Lắp đặt khung xương cho cả tấm ốp nhôm nhựa trong nhà và ngoài trời

3.3. Bước 3: Cố định khung xương

Ở bước 3, bạn sẽ tiến hành hàn khung xương theo bản vẽ đã được chuẩn bị trước đó. Trước khi tiến hành cố định, cần kiểm tra và đo đạc kỹ lưỡng khung xương để đảm bảo chính xác về kích thước. Sau đó, sử dụng vít (hoặc đinh) bê tông để cố định các thanh xương vào tường, với khoảng cách giữa các thanh là 600 – 800mm.

Lưu ý: Khi định vị xương với tường, cần đảm bảo rằng bề mặt của tường phải bằng phẳng để tạo bề mặt kín khít giữa hai tấm ốp tường.

Cố định các thanh xương vào tường với khoảng cách giữa các thanh là 600 – 800mm.

Cố định các thanh xương vào tường với khoảng cách giữa các thanh là 600 – 800mm.

3.4. Bước 4: Dán tấm ốp nhựa lên khung xương

Sau khi đã gia công tấm ốp nhôm nhựa theo cách thi công tấm nhôm nhựa trong nhà hoặc ngoài trời theo các phương pháp tại mục 2, bạn sẽ sử dụng keo Titebond để quét lên bề mặt các thanh xương. Tiếp theo, hãy đặt tấm ốp nhựa lên và giữ định hình giữa tấm và khung xương để tấm không bị di chuyển. Để xử lý mối nối giữa hai tấm, bạn có thể sử dụng nẹp trang trí hình chữ T.

Lắp đặt các tấm ốp nhôm nhựa lên khung xương

Lắp đặt các tấm ốp nhôm nhựa lên khung xương

3.5. Bước 5: Lột lớp Phim bảo vệ

Sau khi đã ốp toàn bộ các tấm Alu lên khung xương và đợi cho keo khô hoàn toàn, cần tiến hành lột tấm phim bề mặt Alu. Sau đó, thợ thi công có thể tiến trang trí chữ, họa tiết lên bề mặt theo yêu cầu của thiết kế.

Lột lớp phim nilon trên bề mặt tấm ốp nhôm nhựa

Lột lớp phim nilon trên bề mặt tấm ốp nhôm nhựa

3.6. Bước 6: Hoàn thiện và kiểm tra lại

Sau khi hoàn thiện công việc thi công, bạn cần tiến hành kiểm tra lại quá trình thi công. Đảm bảo rằng các tấm Alu đã được thực hiện chính xác về góc độ, không bị xô lệch hàng.

Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra xem cạnh của Alu có sắc nét không, mặt ốp có phẳng không và đường giáp mí có khít không, để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

4. Lưu ý khi thi công tấm ốp nhôm nhựa 

Để quá trình thi công tấm ốp nhôm nhựa nhựa được dễ dàng, hạn chế các sai sót kỹ thuật, bạn cần lưu ý các vấn đề sau

4.1. Trước khi thi công

Trước khi thi công, bạn nên tiến hành khảo sát thực tế cũng như lựa chọn vật liệu thi công phù hợp với hiện trạng công trình của mình:

  • Lựa chọn vật liệu chất lượng: Tập trung vào việc chọn vật liệu chính hãng và đảm bảo chất lượng của chúng.
  • Xác định mục đích sử dụng: Phân biệt mục đích sử dụng để lựa chọn đúng độ dày cho tấm Alu, phù hợp với điều kiện sử dụng.
  • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín: Cần chọn đơn vị thi công uy tín, chất lượng để đảm bảo lắp đặt đúng kỹ thuật tiêu chuẩn với giá cả phải chăng.
  • Chọn và sử dụng vật liệu chất lượng cao: Nên ưu tiên khích lựa chọn tấm ốp nhôm nhựa Aluminium chất lượng cao từ các nhà phân phối uy tín trong ngành.
  • Lựa chọn khung sườn chịu lực tốt: Tập trung vào chọn khung sườn đủ mạnh mẽ và chịu lực tốt, thường là khung sắt, kết hợp các phương pháp kết nối như bắt vít và dán keo để tăng cường độ bền.
Lựa chọn đơn vị cung cấp tấm Alu chất lượng, từ những đơn vị uy tín

Lựa chọn đơn vị cung cấp tấm Alu chất lượng, từ những đơn vị uy tín

4.2. Trong quá trình thi công

Trong quá trình lắp đặt, bạn nên chú ý đến một vài điểm sau để quá trình thi công được thuận lợi và đúng kỹ thuật nhất:

  • Tuân thủ quy trình thi công: Đảm bảo thi công theo quy trình đúng đối với từng phương pháp khác nhau để đạt được kết quả tốt.
  • Thi công dưới điều kiện thích hợp: Hạn chế lắp đặt tấm Alu trong điều kiện thời tiết bất lợi như gió mạnh, mưa bão hoặc nắng nóng gay gắt. Ưu tiên làm việc trong môi trường khô thoáng.
  • Nâng cả 4 góc cùng lúc: Trong quá trình gia công hay lắp đặt, nên nâng cả 4 góc của tấm ốp Alu lên cùng lúc để tránh gây ra vết trầy xước cho bề mặt sản phẩm.
  • Sử dụng phương pháp tạo rãnh phù hợp: Khi muốn tạo rãnh trên tấm, cần sử dụng đầu tròn, lưỡi cưa dẹt hình chữ V hoặc dao phay có góc ≥ 90 độ để tạo ra các rãnh chính xác và đẹp mắt.
  • Kết hợp tấm Alu dày và uốn cong: Đặt tấm Aluminium dày 0,2 – 0,3mm cùng với tấm đã được uốn cong để tăng độ bền và độ dẻo dai. Điều này giúp tránh góc nhọn và vết cắt gây tổn thương cho tấm ốp nhôm nhựa.
  • Thận trọng khi uốn cong: Khi sử dụng tấm ốp nhôm nhựa để trang trí bề mặt cong, cần đảm bảo bán kính uốn phải lớn hơn 30cm và sử dụng thiết bị uốn cong chuyên dụng. 
Các tấm Alu cần được ốp khít vào nhau, thẳng hàng, hạn chế sự xô lệch

Các tấm Alu cần được ốp khít vào nhau, thẳng hàng, hạn chế sự xô lệch

4.3. Sau khi hoàn thiện

Ngoài các lưu ý trong quá trình thi công,  bạn nên quan tâm một số lưu ý quan trọng sau khi lắp đặt xong để đảm bảo bộ bền và tính thẩm mỹ của công trình như:

  • Giữ màng bọc bảo vệ: Để tránh hiện tượng oxy hóa sớm, cần giữ màng bọc bảo vệ trên bề mặt tấm ốp trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 ngày sau khi hoàn thành thi công.
  • Lau chùi vệ sinh cẩn thận: Khi cần lau chùi vệ sinh, tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa có nồng độ mạnh để đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bạn nên sử dụng các phương pháp lau nhẹ nhàng và không gây tổn hại cho bề mặt tấm Alu.

Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách thi công tấm ốp nhôm nhựa cả trong nhà và ngoài trời. Mong rằng với những thông tin được cung cấp, độc giả có thể nắm rõ các kỹ thuật lắp đặt cơ bản để tự thực hiện hoặc giám sát công trình của mình một cách thuận lợi.

*Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ nhà sản xuất để được tư vấn chính xác nhất.

Share
Bình luận

BÀI VIẾT KHÁC