- Hướng dẫn thi công Trần nhôm B-Shaped Alcorest 09/12/2024
- Alu gương vàng Alcorest giá bao nhiêu? – Cập nhật báo giá 2024 mới nhất 28/11/2024
- Tấm alu vàng gương chính hãng Alcorest | Báo giá và gợi ý 5 ứng dụng thực tế 28/11/2024
- Báo giá tấm alu gương trắng Alcorest mới nhất [Cập nhật 2024] 28/11/2024
- Alcorest tự hào 3 Lần liên tiếp đạt “Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam” 15/11/2024
SO SÁNH TRẦN NHÔM VÀ TRẦN NHỰA: LOẠI NÀO TỐT HƠN
Bạn phân vân khi lựa chọn giữa hai loại trần nhôm và trần nhựa. Theo dõi bài viết so sánh trần nhôm và trần nhựa sau đây để có cái nhìn khách quan và chính xác nhất về 2 loại trần này. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn loại trần phù hợp cho công trình của mình nhé!
Mục lục bài viết
Toggle1. So sánh trần nhôm và trần nhựa
Để lựa chọn được loại vật liệu tốt hơn giữa trần nhôm và trần nhựa, bạn có thể theo dõi các thông tin so sánh hai sản phẩm này qua các tiêu chí sau đây.
1.1. Vật liệu
Dưới đây là bảng so sánh trần nhôm và trần nhựa về 2 thành phần gồm vật liệu chính và vật liệu phụ như sau:
Vật liệu cấu thành | Ốp trần nhựa | Ốp trần nhôm |
Vật liệu chính | Lớp nhựa | Lớp nhôm |
Vật liệu phụ |
|
|
Như vậy, về vật liệu, trần nhôm và trần nhựa có điểm giống nhau như sau:
- Lớp phim bảo vệ của trần nhôm có chức năng giống với lớp bề mặt trên cùng của trần nhựa là để bảo vệ các thành phần bên trong của vật liệu.
- Lớp sơn bề mặt của vật liệu trần nhôm và lớp film màu của trần nhựa đều có chức năng trang trí cho sản phẩm.
Tuy nhiên, vật liệu ốp trần nhựa có kết cấu phức tạp hơn gồm tổng cộng 4 lớp, trong khi vật liệu ốp trần bằng nhôm chỉ có 3 lớp. Lớp lót cuối cùng của trần nhựa gồm bột đá và nhựa nguyên chất giúp kết cấu của vật liệu vững chắc hơn, từ đó tăng cường độ bền cho sản phẩm.
1.2. Cấu tạo
Trần nhôm có cấu tạo gồm vật liệu chính là các tấm trần nhôm, kèm theo đó là các thành phần phụ như: khung xương, ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc. Bên cạnh đó, trần nhựa có vật liệu chính là các tấm trần nhựa cùng 4 thành phần phụ gồm: thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường (thanh góc) và ty treo.
Chi tiết cấu tạo của hai loại vật liệu được so sánh như sau:
Trần nhôm | Trần nhựa |
Độ dày tham khảo: 0.5-0.7mm | Các tấm trần nhựa có kích thước khoảng 603 x 1208 x 8mm
hoặc 603 x 603 x 8mm |
Khung xương tiêu chuẩn tạo hình và nâng đỡ toàn bộ trần | Thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường (thanh góc) và ty treo để cố định tấm trần nhựa. |
Ty treo, thanh T-Black, thanh treo, phụ kiện nở sắt, V góc cố định các tấm trần |
Cấu tạo vật liệu trần nhôm và trần nhựa đều có những thành phần phụ giống nhau để tạo nên kết cấu của trần vững chắc. Tuy nhiên, trần nhựa có cấu tạo đơn giản hơn giúp quá trình thi công, lắp đặt thuận tiện và dễ dàng. Còn trần nhôm có nhiều thành phần phụ hơn đảm bảo một kết cấu vững chắc khi lắp đặt, mang đến trải nghiệm an toàn hơn cho người sử dụng. |
1.3. So sánh về trọng lượng
Trần nhựa nhẹ hơn trần nhôm.
- Tấm trần nhựa 600mm×1200mm có trọng lượng là 1.65kg/ tấm.
- Trần nhôm 600mmx1200mm nặng khoảng 2kg/tấm.
Sở dĩ trần nhựa nhẹ hơn trần nhôm với cùng một kích thước là do khối lượng riêng của nhựa nhỏ hơn khối lượng riêng của nhôm tương ứng với 2200kg/m3 và 2700kg/m3.
So sánh trần nhôm và trần nhựa với trần gỗ hay trần thạch cao, cả trần nhôm và trần nhựa đều có trọng lượng nhẹ và không chênh lệch quá nhiều. Do vậy, trần nhựa và trần nhôm đều được ưu tiên trong xây dựng nhiều công trình, đặc biệt là công trình có diện tích lớn như bệnh viện, hội trường, nhà xưởng… .Do có thể giảm tải trọng phần mái, giúp dễ dàng vận chuyển và tiết kiệm thời gian thi công hơn.
1.4. Độ bền
Trần ốp bằng nhôm có thể sử dụng được từ 15 – 30 năm trong khi tuổi thọ của trần nhựa chỉ từ 8 – 10 năm. Như vậy nếu so sánh trần nhôm và trần nhựa về độ bền thì ta có thể thấy trần ốp bằng nhôm chiếm ưu thế hơn cả.
Nguyên nhân là do vật liệu nhôm có thể chống lại sự xâm thực của côn trùng. Lớp sơn Polyurethane và lớp sơn lót giúp tấm trần nhôm không bị oxy hóa và trầy xước, có khả năng giữ màu tốt và ít chịu tác động của thời tiết nên ít bị cong, vênh, giòn, gãy nếu dùng trong thời gian dài.
Từ đó, trần nhôm thường được ứng dụng trong các công trình với yêu cầu về độ bền lâu năm như: nhà ở, bệnh viện, các công trình công cộng: sân bay, ga tàu,… Ưu điểm này giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong xây dựng và sử dụng công trình.
Còn trần nhựa sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thời gian dài dễ bị giòn, gãy,… Do vậy, thích hợp làm trần cho nhà kho, nhà trọ, nhà ở tạm thời, bệnh viện dã chiến,… bởi những công trình này thường được sử dụng chỉ trong thời gian ngắn, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí xây dựng.
1.5. Mẫu mã
Xét về tiêu chí mẫu mã khi so sánh trần nhôm và trần nhựa thì cả 2 loại gần như tương đương nhau về cả màu sắc và mẫu mã. Một số loại mẫu mã tiêu biểu của trần nhôm có thể kể đến như: Trần nhôm đục lỗ, trần nhôm vân gỗ, trần nhôm 3D… .
Còn trần nhựa bao gồm một số loại phổ biến như: Trần nhựa giả gỗ, trần nhựa vân đá, trần nhựa trơn… Tuy nhiên, khách hàng sử dụng trần nhựa hoàn toàn có thể lựa chọn sơn màu trần theo ý muốn vì trần nhựa rất dễ sơn màu. Đối với trần nhôm, khách hàng cũng có thể yêu cầu sơn màu theo sở thích nếu đặt hàng với số lượng lớn.
1.6. So sánh trần nhôm và trần nhựa về tính thẩm mỹ
Trần nhôm có tính thẩm mỹ cao hơn trần nhựa do trần nhôm mang vẻ đẹp ánh kim, sang trọng và hiện đại khó có thể tìm thấy ở trần nhựa.
Do đó, trần nhựa sẽ thích hợp hơn với những công trình không đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ như nhà ở, cửa hàng nhỏ lẻ. Ngược lại, trần nhôm được ưa chuộng cho các công trình lớn, cao cấp và phục vụ cho cả những khách hàng khó tính như khách sạn, nhà hàng, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại… .
1.7. Khả năng chịu nước
Trần nhôm và trần nhựa đều là sản phẩm không thấm nước và chống ẩm tốt. Tuy nhiên, để so sánh trần nhôm và trần nhựa thì trần nhôm vẫn chiếm ưu thế hơn. Khi ngâm xuống nước lâu thì trần nhựa sẽ dễ bị ẩm mốc, phai màu. Còn trần nhôm thì vẫn có thể giữ nguyên vẻ đẹp và công năng.
Đặc tính chống nước ưu việt của trần nhôm là do bản chất vật liệu nhôm có khả năng chống nước mạnh, ngăn không cho nước lọt qua.
Do vậy, trần nhôm rất thích hợp để ứng dụng trong những công trình dễ bị mưa ẩm như trần ngoài trời, trần nhà vệ sinh. Còn trần nhựa nên được ứng dụng trong các khu vực thoáng mát, khô ráo như trong nhà ở, trong công xưởng, cửa hàng… .
1.8. Khả năng chống cháy
Trần nhựa có khả năng chống cháy kém hơn rất nhiều so với trần nhôm.
Tấm trần nhôm có thể kháng lửa với chỉ số bắt lửa và lan truyền bằng 0, giúp hạn chế bắt lửa và cháy lan
Trần nhôm chịu nhiệt tốt hơn trần nhựa vì được nung ở nhiệt độ cao với khả năng chống cháy trên 1000 độ C. Còn trần nhựa lại bị dãn ra khi nhiệt độ tăng, co vào khi nhiệt độ giảm và khả năng chịu lửa chỉ dưới 100 độ C.
Do vậy, trần nhôm thường được ưu tiên ứng dụng trong những công trình đông dân cư hoặc nhiều trẻ nhỏ, cần có sự an toàn cao như nhà bếp khách sạn, hội trường kín, sân bay, nhà trẻ,… từ đó, giúp hạn chế thiệt hại về người và của trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra.
Còn trần nhựa sẽ thích hợp ở các hạng mục công trình dân dụng không đòi hỏi cao về khả năng chống cháy như trần phòng ngủ, phòng học cho nhà ở dân dụng… .
1.7. Khả năng cách âm – chống ồn
Khả năng cách âm và chống ồn của trần nhựa hay trần nhôm còn tùy vào từng phân loại cụ thể. Nhìn chung, khả năng cách âm của trần nhựa và trần nhôm thông thường đều không quá tốt.
Tuy nhiên, đối với loại trần nhôm và trần nhựa tiêu âm thì khả năng cách âm đặc biệt tốt hơn so với những loại thông thường. Ví dụ như loại trần nhôm có thiết kế gồm các lỗ tròn đường kính 1.8 mm hoặc 2.3 mm giúp tăng khả năng cách âm, hạn chế tiếng vang và tiếng ồn từ bên ngoài vào công trình.
Nhờ khả năng chống ồn và cách âm mà hai loại trần tiêu âm thường được ứng dụng trong các công trình chịu nhiều tác động của tiếng ồn như: trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà thi đấu, nhà máy, phân xưởng… .
1.8. Khả năng cách nhiệt – chống nóng
Nhìn chung, khả năng chống nóng của trần nhựa tốt hơn trần nhôm. Trần nhựa ngăn tới 95 – 97% bức xạ nhiệt truyền từ môi trường bên ngoài vào bên trong công trình, ngăn cản phần lớn quá trình hấp thụ nhiệt, nhiệt độ giữa hai không gian có thể chênh lệch đến 50 – 70%.
Trần nhựa rất phù hợp làm trần cho tầng trên cùng của ngôi nhà, giúp ngăn cản sức nóng hấp thụ từ phần trần, giúp cho công trình thoáng mát hơn.
Trần nhôm cũng có khả năng chống nóng do đặc tính của hợp kim nhôm có khả năng kháng nhiệt cao và truyền nhiệt kém. Vật liệu này, do đó vẫn thường được sử dụng trong các công trình ở khu vực địa lý có nhiệt độ cao, thường xuyên nắng nóng hoặc những nơi tập trung đông người như nhà ga, sân bay,…
1.9. Khả năng cách điện
Vật liệu nhôm thuộc Top vật liệu dẫn điện tốt nhất nên không được đánh giá cao về khả năng cách điện. Do vậy, người dùng cần lưu ý không đặt đường điện gần trần nhôm để đảm bảo an toàn một cách tối đa.
Còn trần nhựa vốn là loại vật liệu rắn thông dụng với cẩu tạo không cho dòng điện chạy qua nên đảm bảo khả năng cách điện rất tốt.
So sánh trần nhôm và trần nhựa có thể thấy trần nhựa có khả năng cách điện tốt hơn trần nhôm. Do đó có thể sử dụng trong bất kỳ công trình nào. Quý khách hàng sử dụng trần nhôm sẽ gặp hạn chế trong việc lắp đặt các đường điện nếu muốn trang trí đèn hoặc quạt.
1.10. So sánh trần nhôm và trần nhựa về khả năng chống mối mọt
Trần nhôm có khả năng chống mối mọt tốt hơn trần nhựa.
Trần nhựa luôn kín và có khả năng thoáng khí kém, dễ bị giòn, gãy trong quá trình sử dụng lâu dài tạo điều kiện cho mối mọt xâm nhập. Do vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh trần nhựa trong quá trình sử dụng.
Đối với trần nhôm chống mối mọt tốt hơn do có cấu tạo từ kim loại rắn chắc có thể ngăn ngừa côn trùng tấn công.
Như vậy, trần nhôm sẽ mang sự tiện nghi cao hơn khi có thể đảm bảo được khả năng chống côn trùng, giúp kéo dài tuổi thọ của công trình, giảm chi phí tu sửa.
1.11. Độ an toàn cho sức khỏe con người
Trần nhôm an toàn cho sức khỏe người dùng hơn trần nhựa do trần nhôm có tính kháng khuẩn và kháng ẩm tốt, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Vật liệu này cũng không phải sơn bả, lắp xong là sử dụng được ngay và không có chất độc hại nên được ứng dụng nhiều tại các công trình y tế: phòng khám, trạm xá, bệnh viện,…
Ngược lại, trần nhựa kém an toàn hơn do tấm nhựa sử dụng để ốp trần có thể làm từ nhựa tái chế, chứa nhiều hóa chất độc hại như Crom, chì, thủy ngân, hoặc Phthalate,… rất nguy hại cho sức khỏe của con người. Do đó, bạn phải chọn loại tấm ốp PVC cao cấp thì mới đảm bảo an toàn.
1.12. Thời gian thi công
Cả hai loại trần đều được lắp đặt rất nhanh chóng. So sánh trần nhôm và trần nhựa thấy hai loại vật liệu đều có kết cấu dạng tấm và chỉ cần lắp ráp cùng các vật liệu phụ là có thể hoàn thành và sử dụng được ngay.
Sự tiện lợi này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn góp phần giảm chi phí thi công đáng kể cho người dùng.
1.13. Bảo trì và bảo dưỡng
Trần nhôm ít cần bảo trì, bảo dưỡng hơn trần nhựa do bề mặt trần nhựa dễ bị bám bụi bẩn hơn trần nhôm. Bên cạnh đó, trần nhôm có khả năng chống ẩm, chống oxy hóa và chống mối mọt nên sẽ hạn chế được sự xâm nhập của côn trùng cũng như các tác nhân ngoài môi trường, giúp vật liệu ít bị han, gỉ, hỏng hóc,…
1.14. Giá thành giữa trần nhôm và trần nhựa
Nhìn chung, chi phí thi công trần nhựa rẻ hơn nhiều so với trần nhôm.
Giá lắp đặt trần nhôm có thể lên tới 570.000đ/m2 – 880.000đ/m2. Trong khi đó, giá thi công trần nhựa chỉ khoảng 450.000đ/m2 – 700.000đ/m2.
Tuy nhiên, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi so với trần nhựa, trần nhôm có nhiều điểm ưu việt hơn như: khả năng chống oxy hóa cao, chống nước, chống côn trùng và độ bền cao. Vì vậy, mức giá này là hoàn toàn xứng đáng và sẽ mang lại lợi ích kinh tế lâu dài hơn.
TỔNG KẾT
Thông qua 14 tiêu chí so sánh trần nhôm và trần nhựa bên trên, bạn đọc có thể so sánh ưu, nhược điểm của trần nhôm và trần nhựa qua các tiêu chí sau đây:
Các tiêu chí | Trần nhôm | Trần nhựa |
Vật liệu | Thành phần chính là nhôm, | Thành phần chính là nhựa |
Cấu tạo | 3 lớp
|
4 lớp
|
Trọng lượng | Trọng lượng nặng hơn
2kg/tấm 600mm x 1200mm |
Trần nhựa có trọng lượng nhẹ hơn
1.65kg/tấm 600mm x 1200mm |
Độ bền | 15-30 năm | 8-10 năm |
Mẫu mã | Đa dạng hơn | Kém đa dạng |
Tính thẩm mỹ | Tính thẩm mỹ cao, sang trọng hơn | Tính thẩm mỹ trung bình, kém sang trọng hơn |
Khả năng chịu nước | Khả năng chịu nước tốt, không bị ảnh hưởng và ngả màu nếu ngâm lâu trong nước | Khả năng chịu nước tốt, dễ bị ảnh hưởng và ngả màu nếu ngâm lâu trong nước |
Khả năng chống cháy | Có thể chống cháy ở nhiệt độ trên 1000 độ C | Có thể chịu lửa ở mức nhiệt dưới 100 độ C |
Khả năng cách âm | Trần nhôm thông thường cách âm trung bình, trần nhôm tiêu âm có khả năng cách âm tốt | Trần nhựa thông thường cách âm trung bình, trần nhựa tiêu âm cách âm tốt |
Khả năng cách nhiệt | Trần nhôm cách nhiệt kém hơn trần nhựa | Hấp thụ 95 – 97% bức xạ nhiệt, nhiệt độ giữa hai môi trường có thể chênh lệch đến 50 – 70% |
Khả năng cách điện | Cách điện kém | Cách điện tốt |
Khả năng chống mối mọt | Khả năng chống mối mọt tốt hơn | Khả năng chống mối mọt kém hơn |
Độ an toàn cho sức khỏe | Tuyệt đối an toàn cho sức khỏe, chống vi khuẩn lây lan | Có thể chứa một số chất độc hại |
Thời gian thi công | Nhanh chóng | Nhanh chóng |
Bảo trì và bảo dưỡng | Ít cần bảo trì, bảo dưỡng | Cần bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hơn |
Giá thành | Giá thành cao hơn | Giá thành thấp hơn |
Bảng trên đã tổng kết lại các ưu, nhược điểm của trần nhôm và trần nhựa. Trần nhôm có nhiều ưu điểm hơn trần nhựa về các tiêu chí: Độ bền, tính thẩm mỹ, khả năng chịu nước, chống cháy, chống mối mọt và độ an toàn cho sức khỏe.
Chính vì những ưu điểm này, mà trần nhôm ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các công trình xây dựng.
Xem thêm:
- [Hướng dẫn] 7 bước thi công trần nhôm
- 9 loại kích thước tấm trần nhôm & Cách chọn loại phù hợp
- Tấm trần nhôm 300×300 & 3 ứng dụng phổ biến
2. Nên sử dụng trần nhôm hay trần nhựa?
Nhìn chung, có thể thấy rằng cả trần nhôm và trần nhựa đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng.
Trần nhôm có những ưu điểm tiêu biểu như: Độ bền và tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu nước, chống cháy… nhưng giá thành cao. Vì vậy, trần nhôm phù hợp với những công trình như khách sạn, nhà hàng sang trọng hay văn phòng… .
Ưu điểm của trần nhựa là khả năng cách âm, cách nhiệt, cách điện và chịu nước rất tốt và trọng lượng nhẹ hơn với giá thành phải chăng. Tuy nhiên, vật liệu này có độ bền không quá cao, mẫu mã kém đa dạng, sang trọng, dễ bị ảnh hưởng và ngả màu nếu ngâm lâu trong nước.
Khả năng chống cháy, chống mối mọt của vật liệu nhựa cũng kém hơn, cần thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng. Trần nhựa tổng hợp còn có thể chứa những chất độc hại cho sức khỏe người sử dụng. Vì thế, trần nhựa sẽ phù hợp hơn trong các công trình xây dựng như nhà cấp 4, nhà ở của gia đình, trường học hay quán ăn bình dân…
1- Trường hợp nên sử dụng trần nhôm
- Nơi có diện tích lớn và không gian phẳng
- Cho những người thích công trình có độ bền cao
- Những công trình với mục đích lâu dài, ít hỏng, đỡ phải sửa và có thể thanh lý khi cần
- Cho người yêu thích công trình kiến trúc sang trọng.
2- Trường hợp nên sử dụng trần nhựa
- Công trình có tính bình dân, không quá sang trọng
- Người dùng muốn tiết kiệm chi phí
- Yêu cầu công trình cần khả năng cách âm tốt.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn so sánh trần nhôm và trần nhựa một cách tổng quan nhất dựa trên nhiều tiêu chí. Nhìn chung, trần nhôm có nhiều ưu điểm nổi bật hơn trần nhựa. Bạn nên căn cứ vào tài chính và mục đích sử dụng để lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất nhé!
*Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ nhà sản xuất để được tư vấn chính xác nhất.
Trần nhôm B-shaped Alcorest đang trở thành xu hướng trong thiết kế nội thất nhờ sự kết hợp hoàn [...]
Tấm alu gương vàng Alcorest với vẻ ngoài sang trọng và đẳng cấp đang là sự lựa chọn hàng [...]
Với bề mặt sáng bóng và sang trọng, tấm alu vàng gương Alcorest đang thu hút sự chú ý [...]