TIN TỨC
Trang chủ » Góc tham khảo » Bật mí 9 ưu nhược điểm của trần nhôm không phải ai cũng biết
Categories: Góc tham khảo

Bật mí 9 ưu nhược điểm của trần nhôm không phải ai cũng biết

Mặc dù trần nhôm là vật liệu làm trần rất phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng biết hết toàn bộ ưu nhược điểm của trần nhôm. Bài viết dưới đây liệt kê toàn bộ 9 ưu nhược điểm trần nhôm giúp bạn có cái nhìn chân thực và khách quan hơn về sản phẩm này trước khi đưa ra quyết định lắp đặt cho công trình của mình nhé!

1. Ưu nhược điểm của trần nhôm

Ưu nhược điểm của trần nhôm nổi bật nhất chính là tính thẩm mỹ đẹp, thi công nhanh, không gây bụi bận nên có thể sử dụng liền sau khi thi công, độ an toàn cao tuy nhiên nhược điểm duy nhất là giá thành cao. Cụ thể:

1.1. Trần nhôm ưu điểm là gì?

Trần nhôm là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong khắp các công trình, không chỉ bởi tính thẩm mỹ cao, bắt mắt mà còn bởi những ưu điểm sau đây:

Cách âm và giảm tiếng ồn tối ưu

Với bề mặt gồm các lỗ tròn có đường kính 1.8 mm hoặc 2.3 mm giúp tiêu âm, trần nhôm đáp ứng tốt yêu cầu chống ồn cho các công trình xây dựng. Đặc biệt là các công trình rộng và đông người như trung tâm thương mại, nhà hát… .

Trần nhôm có khả năng cách âm và giảm tiếng ồn vượt trội

Trần nhôm có khả năng cách âm và giảm tiếng ồn vượt trội

Nhờ khả năng cách âm và chống ồn tốt, trần nhôm sẽ giúp bạn có những giờ phút yên tĩnh và thoải mái nhất, không còn nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn từ xe cộ, công trường xây dựng,…Phù hợp cho công trình thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn như các khu vực gần các khu công nghiệp, các quán karaoke, nhà hát lớn, nhà ở gần đường xá.

Độ bền cao

Trong số những ưu nhược điểm của trần nhôm thì đây là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của trần nhôm. Với tuổi thọ lên tới hơn 20 năm, trần nhôm được có độ bền cao hơn trần thạch cao (5 đến 7 năm) và có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất trong thời gian dài nếu được thi công đúng kỹ thuật.

Nhờ đó, người dùng không cần lo về các vấn đề mục nát, dễ hỏng hóc, tiết kiệm chi phí và thời gian tu sửa, thay mới. Với độ bền cao vượt trội, trần nhôm sẽ thích hợp lắp đặt ở vị trí trần xung quanh phần ngoài công trình, nơi chịu tác động của nhiều tác nhân gây hại nhất như thời tiết khắc nhiệt.

Ưu điểm của trần nhôm là độ bền cao

Ưu điểm của trần nhôm là độ bền cao

Dễ dàng bảo trì – vệ sinh

Một ưu điểm khác của trần nhôm là sản phẩm rất dễ vệ sinh và bảo trì bởi bề mặt láng mịn, cùng cấu tạo hợp kim nhôm giúp kháng khuẩn tốt hơn. Khác với những vật liệu như gỗ, thạch cao dễ bị ẩm mốc ẩn chứa mầm bệnh, khi được kết hợp với lớp sơn tĩnh điện, trần nhôm còn có khả năng chống mối mọt cực tốt.

Nhờ ưu điểm vượt trội này mà tấm trần nhôm rất được ưa chuộng cho công trình lớn và yêu cầu quy trình vệ sinh chặt chẽ như bệnh viện, trường học.

Ưu điểm của trần nhôm là dễ dàng vệ sinh và bảo trì

Ưu điểm của trần nhôm là dễ dàng vệ sinh và bảo trì

Trọng lượng nhẹ – Dễ dàng vận chuyển

Tấm trần nhôm sở hữu trọng lượng nhẹ giúp cho việc thi công, vận chuyển cũng như quá trình bảo dưỡng diễn ra nhanh gọn bởi người dùng chỉ cần thực hiện các công đoạn tháo lắp đơn giản. Điều này vừa giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình, vừa tiết kiệm chi phí nhân công.

Trần nhôm ưu điểm trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và thi công

Trần nhôm ưu điểm trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và thi công

Chống gỉ sét – Không bị oxi hóa

Trong điều kiện khí hậu có độ ẩm cao như ở Việt Nam, các công trình xây dựng từ các vật liệu như sắt,…sẽ rất dễ gặp phải trường hợp gỉ sét. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình, gây nứt gãy, nguy hiểm đến người sử dụng, mà còn làm giảm tính thẩm mỹ cho công trình.

Trần nhôm có khả năng chống gỉ sét và tránh oxi hoá rất tốt

Trần nhôm có khả năng chống gỉ sét và tránh oxi hoá rất tốt

Ngược lại, lớp sơn tĩnh điện và kết cấu kim loại vững chắc của trần nhôm sẽ giúp hạn chế được tối đa các ảnh hưởng từ môi trường lên công trình, tránh tình trạng gỉ sét hay oxi hóa, từ đó, gia tăng tuổi thọ cho công trình.

Tính thẩm mỹ cao

Thiết kế của tấm trần nhôm cũng là điểm cộng lớn nhất khiến nó trở thành loại vật liệu được ưa chuộng. So với những loại vật liệu xây dựng thông thường như trần gạch sần sùi, tấm trần nhôm sở hữu bề mặt láng mịn nhờ được trải qua quy trình sản xuất và gia công tỉ mỉ đến từng milimet.

Nhờ đó, trần nhôm mang lại vẻ sang trọng, tinh tế, nâng tầm giá trị cho không gian sử dụng, rất thích hợp với các công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như nhà hàng, khách sạn, biệt thự… .

Trần nhôm ưu điểm tính thẩm mỹ cao mang lại sự sang trọng cho công trình

Trần nhôm ưu điểm tính thẩm mỹ cao mang lại sự sang trọng cho công trình

Ứng dụng được cả trong nhà và ngoài trời

Tấm trần nhôm có thể ứng dụng linh hoạt ở cả công trình trong nhà và ngoài trời. Bởi trần nhôm được làm bằng hợp kim nhôm có khả năng chống oxy hóa, chịu nước và độ bền cao, chống nấm mốc tuyệt đối cùng khả năng biến hóa thiết kế để phù hợp với từng công trình.

Khả năng ứng dụng ở cả ngoại và nội thất của tấm trần nhôm được đánh giá cao

Khả năng ứng dụng ở cả ngoại và nội thất của tấm trần nhôm được đánh giá cao

Trần nhôm được ứng dụng làm phần hiên của công trình giúp che mưa che nắng

Trần nhôm được ứng dụng làm phần hiên của công trình giúp che mưa che nắng

Nhờ đó, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài sản phẩm trần nhôm cả ở ngoài trời và trong nhà mà không cần lo đến các tác nhân như mưa, nắng, bão…ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.

Một vài công trình ngoài trời có thể ứng dụng tấm trần nhôm như nhà để xe, mái vòm bể bơi, khu vực giải trí thủy cung, những khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước và độ ẩm cao.

Ngoài những ưu điểm được nêu ra bên trên, còn có thể khẳng định trần nhôm hoàn toàn không nóng so với những lo ngại về vấn đề trần nhôm có nóng không từ người tiêu dùng. Với đặc tính này nên trần nhôm được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau từ trong nhà đến ngoài trời.

1.2. Nhược điểm của trần nhôm

Bên cạnh việc trần nhôm ưu điểm nổi bật đã được nêu ở trên thì tấm trần nhôm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm dưới đây:

Giá thành cao hơn trần thạch cao

Giá thành của trần nhôm có thể cao hơn giá những tấm trần thạch cao từ 3 đến 4 lần.  Tuy nhiên, với độ bền cao, tấm trần nhôm sẽ hạn chế những tình trạng mục nát trong quá trình sử dụng, giúp giảm chi phí cho việc tu sửa, bảo dưỡng so với các vật liệu thông thường như gỗ, gạch, đá…

Nhược điểm của trần nhôm là giá thành cao hơn các loại trần khác

Nhược điểm của trần nhôm là giá thành cao hơn các loại trần khác

Đồng thời, sở hữu các khả năng ưu việt như khả năng chống thấm, chống cháy lan vượt trội, tấm trần nhôm có thể ứng dụng vào đa dạng các công trình như biệt thự liền kề, khu trung tâm thương mại,…

Phù hợp hơn cho không gian lớn và phẳng

Do giá thành có phần nhỉnh hơn so với các loại vật liệu khác nên khi sử dụng trần nhôm cho những công trình nhỏ như nhà ở sẽ dẫn đến chi phí xây dựng bị độn giá lên cao.

Trần nhôm phù hợp cho những không gian và diện tích rộng

Trần nhôm có nhược điểm nếu lắp đặt ở diện tích nhỏ và không gian bé sẽ bị độn giá lên nhiều

Ngược lại, với các công trình lớn được đầu tư nhiều như các khu mua sắm, khu vui chơi, giải trí… khi xây dựng sẽ cần nhập tấm trần nhôm với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu tốt hơn, giúp tiết kiệm phần nào chi phí thi công. Với không gian thi công lớn, người thợ cũng chỉ cần lắp ghép tấm trần sao cho phù hợp với kích thước công trình.

2. So sánh ưu nhược điểm của trần nhôm so với các loại trần khác

Sau đây là một số so sánh về ưu nhược điểm của trần nhôm so với các loại trần khác như trần nhựa, trần thạch cao và trần gỗ. Mời bạn đọc tham khảo:

Ưu điểm Nhược điểm
Trần nhôm
  • Hạn chế hấp thụ nhiệt từ -50 độ C đến +80 độ C
  • Trọng lượng nhẹ
  • Chống gỉ sét
  • Tính thẩm mĩ cao
  • Giá thành cao hơn các loại vật liệu xây dựng thông thường dao động từ 350.000 VNĐ đến 900.000 VNĐ
Trần nhựa
  • Chống nóng
  • Có thể sơn trực tiếp
  • Giá thành rất rẻ dao động từ 90.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ
  • Dễ bị mục nát, vỡ
  • Tính thẩm mỹ kém
  • Bị nấm mốc, mọc rêu sau quá trình dài sử dụng
Trần thạch cao
  • Đa dạng, tính thẩm mỹ cao
  • Không bị nấm mốc
  • Có cách nhiệt
  • Giá thành đắt hơn các loại vật liệu xây dựng truyền thống
  • Độ bền kém từ 5 đến 7 năm.
  • Trọng lượng nặng khoảng từ 5.9kg/m2 trở lên
Trần gỗ
  • Cứng cáp
  • Nhiều hoa văn đẹp
  • Giá thành đắt đỏ
  • Dễ bị nấm mốc, mối mọt tấn công

Có thể thấy, trần nhôm có nhiều ưu điểm hơn so với các vật liệu còn lại như khả năng chống ẩm, mối mọt, tính thẩm mỹ cùng độ bền có thể lên tới hơn 20 năm. Tuy vậy, do hạn chế về giá thành, sản phẩm sẽ thích hợp với các công trình lớn như biệt thự, showroom, nhà hát, bệnh viện… .

Để biết thêm thông tin chi tiết, so sánh từng loại trần, khách hàng vui lòng ghé qua:

3. Một số loại trần nhôm phổ biến hiện nay

Trần nhôm được sản xuất với nhiều loại khác nhau gồm trần nhôm cài Clip-in, trần nhôm Ceiling thả Lay-in, trần nhôm Ceiling Cell (Trần caro), trần nhôm Ceiling C-Shaped. Mỗi loại trần nhôm sẽ có đặc điểm khác nhau, cụ thể:

Loại trần nhôm Đặc điểm
Trần nhôm cài Clip-in Gồm các hệ trần kín, có các tấm trần được lắp đặt trên khung xương kiên cố, vững chắc
Trần nhôm Ceiling thả Lay-in Dạng hệ trần treo, các tấm trần được treo dạng khung.
Trần nhôm Ceiling Cell (Trần caro) Dạng trần hở, tạo không gian thoáng mát, dễ dàng lắp đặt.
Trần nhôm Ceiling C-Shaped Gồm hệ khung xương cá, có các thanh dài

Mỗi loại tấm trần đều có đặc tính riêng biệt, tuy nhiên chúng đều sở hữu những ưu điểm chung vượt trội về khả năng chống nhiệt, chống nấm mốc, mối mọt, gỉ sét… .

Qua các thông tin trên, người dùng có thể thấy được những ưu nhược điểm của trần nhôm cùng những tiềm năng mà sản phẩm này mang lại. Hy vọng thông qua bài viết trên, các nhà thi công, chủ thầu đã có các nhìn tổng quan nhất về tấm trần nhôm và dễ dàng đưa quyết định hơn trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp với công trình của mình.

*Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng liên hệ nhà sản xuất để được tư vấn chính xác nhất.

Share
Bình luận

BÀI VIẾT KHÁC