TIN TỨC
Trang chủ » Góc tham khảo » [Hướng dẫn] 5 bước vệ sinh trần nhôm ĐƠN GIẢN, SÁNG BÓNG
Categories: Góc tham khảo

[Hướng dẫn] 5 bước vệ sinh trần nhôm ĐƠN GIẢN, SÁNG BÓNG

Việc vệ sinh trần nhôm thường xuyên sẽ giúp cho trần được sáng bóng, không bị xỉn màu cũng như gia tăng độ bền cho trần. Song, không phải ai cũng biết cách vệ sinh trần đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng đến chất lượng trần. Chính vì thế, trong bài viết này, Nhôm Việt Dũng sẽ hướng dẫn vệ sinh trần nhôm với 5 bước nhanh chóng, đơn giản.

Thời gian cần vệ sinh trần nhôm không chỉ phụ thuộc vào loại trần mà còn phụ thuộc vào môi trường sử dụng và mức độ bám bẩn. Tuy nhiên, thông thường, việc vệ sinh trần nên được thực hiện định kỳ khoảng 6 tháng/lần để duy trì tính thẩm mỹ và hạn chế bụi bẩn, rêu mốc từ đó, đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

1. Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi tiến hành quy trình vệ sinh trần nhôm, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau.

Vật dụng Mục đích dùng
Khẩu trang, Kính chắn bụi Hạn chế bụi bẩn bay vào mặt làm ảnh hưởng đến mắt và đường hô hấp
Máy hút bụi Loại bỏ bụi và bẩn trên trần mà không tạo ra bụi bay trong không khí.
Khăn lau Dùng để lau chùi bụi nhẹ hoặc vết bẩn trên bề mặt trần.
Chổi quét bụi Dùng để đánh bụi trước khi lau chùi trần nhôm.
Nước rửa chén, lau đồ dùng Dùng để lau sạch bề mặt trần nhôm.
Đánh bóng kim loại Sử dụng để làm sáng bóng và đánh bóng các chi tiết kim loại trên trần nhôm.
Thang Để tiếp cận và làm sạch các vùng cao trên trần nhôm.

Ngoài ra, trước khi bắt đầu vệ sinh trần nhôm, bạn nên che phủ đồ đạc và sàn nhà bằng các tấm vải, bạt chống thấm để bảo vệ đồ đạc và sàn nhà khỏi bụi và các chất bẩn rơi xuống từ trần trong quá trình làm sạch. Điều này giúp bạn tránh việc phải làm sạch lại đồ đạc và sàn nhà sau khi hoàn thành vệ sinh trần nhôm.

Một vài dụng cụ cần thiết để vệ sinh trần nhôm

Một vài dụng cụ cần thiết để vệ sinh trần nhôm

2. Bước 2: Làm sạch bụi trên trần

Trước khi làm sạch bụi trên trần nhà bạn cần đeo khẩu trang, kính chắn bụi cùng găng tay để hạn chế bụi bẩn bay vào mắt, mũi gây ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như khó khăn khi hô hấp. Ngoài ra, cũng hạn chế ngẩng lên quét bụi để bụi không bị rơi vào mắt.

Tiếp thao, bạn bắt đầu làm sạch bụi trên trần bằng 2 cách sau:

2.1. Cách 1: Làm sạch bằng chổi lông

Bạn có thể sử dụng chổi lông cán dài để quét mạng nhện và bụi bẩn trên trần nhà. Nên chọn những cây chổi lông có lông mềm và không gây trầy xước bề mặt trần nhôm. Nên sử dụng những cây chổi có độ dài từ 2.5 – 3m để dễ di chuyển lau dọn trên bề mặt trần hơn. Nếu chổi lông nhà bạn không có đủ độ dài, bạn có dùng dây cao su buộc cán chổi vào một cây gậy dài để có thể chạm được tới trần nhôm.

Khi sử dụng chổi lông bạn nên di chuyển đầu chổi nhẹ nhàng và đều đặn trên toàn bộ bề mặt trần nhôm. Hãy làm lần lượt các vị trí để không bỏ sót khu vực nào.

Lưu ý: Khi dùng chổi lông làm sạch trần sẽ rất dễ khiến bụi bay vào mắt nếu không được trang bị kính bảo hộ hay thường xuyên ngước nhìn lên trần. Ngoài ra, cách làm sạch này cũng khó lấy được hết bụi bẩn trong góc khuất hoặc các cạnh của trần nhôm. Chính vì thế, nếu có điều kiện tài chính tốt, bạn nên sử dụng máy hút bụi để quá trình làm sạch được tốt nhất.

Sử dụng chổi lông làm sạch bụi trên trần nhôm trước khi vệ sinh

Sử dụng chổi lông làm sạch bụi trên trần nhôm trước khi vệ sinh

2.2. Cách 2: Làm sạch bằng máy hút bụi

Để sử dụng máy hút bụi làm sạch trần, trước tiên, bạn cần kiểm tra trạng thái trần nhôm để xác định mức độ bụi và chọn chế độ hút phù hợp. Bật máy hút bụi và di chuyển đầu hút nhẹ nhàng qua bề mặt trần nhôm, lần lượt từ trái sang phải. Còn đối với các loại trần dạng thanh rời như trần U-Shaped, dạng ống, bạn cần hút sạch lần lượt từng thanh một.

Với màng nhện hoặc các vết bụi bám chắc vào trần và khó hút ra, bạn có thể sử dụng  cọ mềm hoặc khăn mềm để làm sạch những khu vực đó.

Sử dụng máy hút bụi sẽ làm sạch được các bụi bẩn ngay cả ở ngóc ngách của trần, tuy nhiên khi sử dụng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.

  • Nên sử dụng các loại máy hút bụi cầm tay để tiện di chuyển, cầm nắm.
  • Nên sử dụng các loại máy hút bụi có đầu hút với lông chải hoặc lưỡi hút để dễ dàng loại bỏ các bụi bẩn trên trần
  • Hút bụi theo kiểu dáng của trần để đảm bảo làm sạch toàn diện…

Sử dụng máy hút bụi làm sạch trần nhôm

3. Bước 3: Dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch

Trên thị trường có nhiều loại dung dịch vệ sinh khác nhau như nước rửa chén. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tạo một hỗn hợp dung dịch vệ sinh hiệu quả bằng cách sau để không làm hại lớp sơn, chất liệu bề mặt. Công thức trộn hỗn hợp gồm: Đổ 1 nước ấm vào chậu, 1 cốc nhỏ nước rửa chén không mài mòn, và 1 cốc giấm trắng.

Trộn đều hỗn hợp dung dịch trước khi sử dụng

Trộn đều hỗn hợp dung dịch trước khi sử dụng

Sau đó, bạn đổ dung dịch vệ sinh vào một bình xịt và phun lên trần nhà, đảm bảo phun đều dung dịch khắp bề mặt trần. Khi dung dịch đã phủ đều bề mặt trần nhôm, bạn dùng miếng bọt biển ướt và lau nhẹ nhàng trên bề mặt trần nhà để loại bỏ các vết bẩn bám.

Xịt trực tiếp nước trong bình xịt lên trần

Xịt trực tiếp nước trong bình xịt lên trần

Đối với các vết bẩn như nét vẽ bút chì, vệt ố, bạn có thể dùng baking soda hoặc trisodium phosphate (TSP) để xử lý. Bạn trộn đều 2 thìa baking soda hoặc trisodium phosphate (TSP) với 2 thìa nước, sau đó, dùng tay bôi trực tiếp lên vết bẩn và lấy khăn mềm chà liên tục cho đến khi sạch hẳn.

Còn đối với các vết oxy hóa cứng đầu, bạn có thể sử dụng chanh hoặc giấm để làm sáng các vết oxy hóa. Với giấm bạn pha 1 lít nước nóng với 2 thìa canh giấm, sau đó, dùng bình phun trực tiếp lên bề mặt có mảng oxy hóa và dùng khăn mềm chà lại nhiều lần.

Còn nếu sử dụng chanh, bạn có thể cắt nửa quả chanh và nhúng bề mặt cắt vào một ít muối để tăng thêm độ mài mòn và chà trực tiếp lên mảng nhôm bị oxy.  Nếu mảng oxy quá cứng đầu hãy lặp lại các này để loại bỏ hoàn toàn mảng bám.

Chà trực tiếp chanh và muối lên vết bị oxy hóa để loại bỏ triệt để

* Lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng bàn chải cứng hoặc chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh trần nhôm để tránh gây trầy xước hoặc hỏng bề mặt nhôm.
  • Sử dụng bình xịt nước để nhẹ nhàng phun một lượng nước vừa đủ lên bề mặt trần nhôm. Tránh sử dụng nước áp lực cao vì có thể gây hư hỏng hoặc làm xoắn méo trần nhôm.
  • Tránh sử dụng các chất tẩy mạnh như axit hoặc kiềm, vì chúng có thể làm hỏng hoặc làm mất bóng của bề mặt nhôm.
  • Khi dùng bình xịt nên xịt dung dịch theo hướng ngang hoặc dọc theo chiều dài của trần nhôm, đồng thời giữ khoảng cách từ mặt đến vị trí xịt khoảng 20 – 30cm và xịt theo hướng gió để hạn chế dùng dịch bắn vào mặt.

4. Bước 4: Lau khô toàn bộ bề mặt trần

Sau khi làm sạch trần bằng các dung dịch vệ sinh trần, bạn dùng một miếng vải mềm hoặc miếng bông mềm để nhẹ nhàng lau sạch bề mặt trần nhôm bằng nước sạch.  Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bình xịt nước để phun nhẹ nước lên trần nhôm, đảm bảo rằng bạn không sử dụng lượng nước quá nhiều để tránh làm ướt quá mức. Đối với các vết bẩn khó tẩy, bạn có thể tăng cường áp dụng áp lực nhẹ hơn bằng cách sử dụng cọ mềm.

Sau khi lau trần bằng nước, bạn dùng một chiếc khăn sạch và mềm để lau khô bề mặt trần nhôm. Không nên sử dụng khăn có độ cứng cao, khô ráp như vải bò, kaki,… để tránh gây trầy xước.

Nguyên tắc lau trần: Khi lau trần nhà bạn cần lưu ý một số nguyên tắc lau sau để hạn chế để lại bụi, bám trắng trên mặt trần:

  • Lau nhẹ theo hình dạng của bề mặt trần nhôm, đảm bảo không làm rơi nước xuống các khe và góc nhỏ của trần nhôm.
  • Lau khăn theo một chiều, không di chuyển qua lại nhiều lần sẽ dễ bám bụi lại.
  • Nếu thấy sau khi lau một đường trên trần có vết bám bẩn thì hãy giữ khăn thật sạch
  • Nếu không có thang để leo lên lau trần trực tiếp bằng tay thì bạn có thể sử dụng chổi lau nhà khô, sạch để lau lại toàn bộ bề mặt trần. Tuy nhiên, nếu dùng cây lau nhà thì cần lau trần theo 1 đường thẳng và không đi lại nhiều lần.
Nếu không đủ chiều cao có thể lấy chổi lau nhà để làm khô

Nếu không đủ chiều cao có thể lấy chổi lau nhà để làm khô

5. Bước 5: Đánh bóng bề mặt trần

Sau khi đã hoàn thành các bước làm sạch và làm khô trần nhôm, bạn có thể sơn đánh bóng để trần được sáng hơn. Tùy thuộc vào loại trần nhôm bạn đang sử dụng, hãy chọn loại sơn bóng phù hợp với tính chất đặc trưng của nó.

Để sơn bóng được đều, đẹp bạn sử dụng cọ sơn hoặc con lăn sơn để áp dụng lớp mỏng sơn bóng lên bề mặt trần nhôm. Còn nếu sử dụng máy phủ sơn thì phun chắc và đều tay để tránh tạo ra đám mây sơn và vết nhòe.

Lưu ý, khi sơn bóng lên trần nhôm dạng tấm thì bạn nên sơn từng tấm một để đảm bảo độ đều màu, còn với dạng thanh thì nên xử lý từng thanh một để đảm bảo độ đồng nhất. Đồng thời, với sơn bóng bạn chỉ nên sơn một lớp mỏng bằng một đường quét hoặc phun, không nên sơn lớp dày khiến bề mặt trần trông dày và bóng dầu, kém tự nhiên.

Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết 5 bước vệ sinh trần nhôm đơn giản, sạch bóng như mới mà bạn có thể nhanh chóng áp dụng cho công trình của mình. Hy vọng với những thông tin tôi cung cấp, bạn đã biết cách vệ sinh thật sạch và hiệu quả để trần nhôm bền đẹp dài lâu.

Share
Bình luận

BÀI VIẾT KHÁC